Hình ảnh Trà Vinh xưa gợi nhớ về một thời phồn hoa của 1 đô thị sôi động thuộc miền Tây. Tỉnh Trà Vinh được thành lập từ năm 1899 và trải qua nhiều lần sáp nhập và tách rời. Trà Vinh ngày nay nổi tiếng về đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Đặc biệt với ba cộng đồng dân tộc lớn cùng sinh sống là Kinh, Hoa và Khmer tạo thành nhiều sắc màu văn hóa đa dạng. Nhìn lại ảnh những ngôi chùa Hoa, Khmer hay nhà thờ xưa sẽ khiến chúng ta thêm bồi hồi.
Hình ảnh Trà Vinh xưa phồn hoa
Từ rất xưa trước đây Trà Vinh còn được gọi là Trà Vang. Cái tên bắt nguồn từ tiếng Khmer cổ.
Trà Vinh là tên gọi có nguồn gốc từ tiếng Khmer là Préah Trapeng. Nó có nghĩa là tượng Phật trong ao nhỏ. Vì trước đây khi mưa lớn, có 1 tượng Phật trôi sông dạt vào vùng đất này.
Tìm hiểu về tên gọi: Ý nghĩa địa danh 33 địa danh miền Tây.
Trà Vinh có địa lý đồng bằng, nhiều vùng trũng và đầm lầy. Đặc biệt là có đường ven biển.
Cầu Ba Si ngày nay nằm trên quốc lộ 53 – Càng Long.
Trà Vinh ban đầu được lập năm 1832 thời nhà Nguyễn. Đơn vị ban đầu là huyện, thuộc 1 phủ của tỉnh Vĩnh Long. Còn nếu tính thế kỷ 18 khi nhà Nguyễn đang lúc khai hoang miền Tây thì Trà Vinh thuộc địa phận châu Định Viễn.
Chợ Phú Vinh trước đây thuộc tỉnh lỵ trung tâm của tỉnh Trà Vinh ngày xưa.
Tỉnh trưởng là người đứng đầu 1 tỉnh. Dinh tỉnh trưởng thường là một công trình biệt thự lớn và hiện đại.
Trong thời kỳ Pháp thuộc của miền Tây, các trường đều chia làm trường nam và nữ sinh riêng biệt.
Kiến trúc 1 trường nữ sinh thâp niên 1920s ngày xưa.
Trong tập sách Bản đồ Hành chánh VN của NXB Bản Đồ năm 2003 thì tên con rạch này là Rạch Cầu Chong (trang 65). Cũng tập bản đồ của NXB này tái bản năm 2005 thì tên rạch viết là Rạch Can Chồng (trang 72). Trên Bản đồ Đường sông Phía Nam do Bộ GTVT xuất bản thì viết là rạch Cần Chong. Trên báo chí và các trang web ngày nay con rạch này được gọi là Sông Cần Chông.
Cần Chông là tên gọi bắt nguồn từ tên gọi Kal Chon của người Khmer xưa (Mon-Khmer). Sau này vì có con Rạch chảy ngang nên gọi là Xẻo Cần Chông, những địa danh lân cận cũng gọi gắn liền với cái tên Cần Chông như Tiểu Cần Chông. Sau này gọi tắt địa danh này thành Tiểu Cần.
Tiểu Cần là 1 trong 5 huyện thuộc tỉnh Trà Vinh trước đây.
Cầu Ngang cũng là 1 trong 5 huyện của tỉnh Trà Vinh trước đây.
Ngày nay thì Cầu Ngang là 1 huyện trong 9 đơn vị hành chính của tỉnh Trà Vinh.
Chợ Trà Vinh trước đây cũng khá tấp nập với đông người mua bán.
Một con đường ở gần khu chợ Trà Vinh trước năm 1975.
Hình ảnh khu chợ Trà Vinh thập niên 1920s. Nơi đây hiện là phố chợ bên điện máy Thảo.
Bến trà Vinh thập niên 1920s.
Khu chợ Tiểu Cần ngày xưa.
Phi Trường Phú Vinh thường dùng làm sân bay quân sự và dân sự đi Sài Gòn ngày trước. Phú Vinh là tên gọi của tỉnh lỵ Trà Vinh trước đây (Tỉnh lỵ có thể tạm hiểu là vùng trung tâm của 1 tỉnh ngày xưa).
Một căn Bungalow biệt thự Trà Vinh trước đây.
Một con đường xưa rợp bóng cây của Trà Vinh trước đây.
Đại lộ khá nổi tiếng thuộc địa phận Trà Vinh.
Người đi chợ thường sử dụng ô dù để che nắng.
Khu chợ Trà Vinh ngày xưa với đông người mua bán. Những người bán hàng dùng dù che nắng để buôn bán.
Một trang trại xưa ở Trà Vinh.
Ao Bà Om là một thắng cảnh tại Trà Vinh cho đếnn ngày nay. Nơi đây từng là một vùng trù phú của người Khmer ngày xưa. Hiện nay nó cũng nằm trong quần thể văn hóa lịch sử cấp quốc gia.
Khu vực ấp Chà Và xưa.
Những con đường quê miền Tây xưa hay nay đều ngập bóng cây. Đặc biệt là những cây dừa thân cao.
Khung cảnh HQ Vĩnh Bình ở Trà Vinh trước đây.
Một khung cảnh những ngôi nhà ven sông khắc hoa môt hình ảnh Trà Vinh xưa bình yên.
Lăng mộ của Ông Xuyên – Một người Hoa giàu có trước đây ở Trà Vinh.
Trà Vinh là vùng đất có khá nhiều người dân tộc Khmer sinh sống. Vì vậy nơi đây cũng chú trọng dạy cả tiếng Phạn (một thứ tiếng ảnh hưởng khá nhiều đến những người tu học Phật giáo Nam Tông).
Chiêu Hồi là 1 chương trình tuyên truyền và giáo dục của VNCH xưa (Mình xin phép không bàn luận đến chính trị mà chỉ đưa hình ảnh như giá trị lịch sử).
Một con rạch ở Trà Vinh xưa do 1 người Pháp chụp lại.
Chùa Trà Vinh xưa
Người Khmer là người bản địa của Trà Vinh. Họ cũng chiếm tỷ lệ khá lớn trong dân số ngày nay của tỉnh Trà Vinh (Khoảng 29%). Vì vậy những ngôi chùa Khmer có khá nhiều tại đây. Bộ sưu tập hình ảnh Trà Vinh xưa thì không thể thiếu những ngôi chùa trước đây.
Người Khmer ở Trà Vinh chiếm hơn 27% dân số dân tộc Khmer của cả nước Việt Nam.
Kiến trúc Chánh điện 3 mái, xây trên bậc cao và có nhiều hình tượng thần rắn naga, nữ thần hay chim thần krud,… Đây là kiến trúc truyền thống và thấy nhiều ở các chùa Khmer lâu đời.
Một kiến trúc cổ đặc biệt của ngôi chùa Khmer xưa.
Một ngọn tháp xây dựng sắp xong ở chùa Ham Rông.
Một mặt khác của chánh điện một ngôi chùa Khmer.
Tuy vậy cũng không thiếu những ngôi chùa Việt mang nét ảnh hưởng của người Hoa ở Trà Vinh xưa.
Chùa Ông Hảo năm 1971 tại Trà Vinh. Đến nay chùa Ông Hảo vẫn còn hoạt động tại Càng Long – Trà Vinh. Bạn có thể tham khảo đường đi ở Google Maps chùa Ông Hảo.
Nhà thờ ở Trà Vinh ngày xưa
Nhà thờ Mặc Bắc trước đây là nhà thờ có quy mô lớn nhất Trà Vinh và cũng là 1 trong những nhà thờ quy mô nhất miền Tây bấy giờ. Nó là một đại diện tiêu biểu cho hình ảnh Trà Vinh ngày xưa.
Nhà thờ được khởi công xây dựng năm 1886 và hoàn thành năm 1888. Về giá trị lịch sử, dường như đây là nhà thờ chỉ đứng sau nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn.
Khuôn viên nhà thờ rộng đến gần 1 ha.
Nhà thờ được người Việt thi công theo bản vẽ và kỹ sư người Pháp.
Ngoài nhà thờ Mặc Bắc thì trên địa bàn tỉnh Trà Vinh cũng cho xây dựng nhiều nhà thờ khác.
Đặc biệt nơi đây còn có nữ tu viện.
Hình ảnh ở bệnh viên Trà Vinh ngày xưa
Bệnh viện Cazano trước đây và là bệnh viên đa khoa Trà Vinh (Năm 1996).
Bên trong bệnh viện trồng rất nhiều cây xanh lớn che bóng mát.
Những khuôn viên rộng lớn với phòng ốc khá hiện đại như châu Âu.
Kiến trúc cổ điển của nhà chính.
Khu phòng bảo sanh của bệnh viện.
Khuôn viên bên trong của bệnh viện.
Những bệnh nhân măc đồng phục bệnh viện.
Bên trong phòng phẫu thuật.
Bên trong phòng phụ sản, có cả nôi dành cho em bé khi sinh.
Phòng sanh của bệnh viện.
Bản đồ Trà Vinh xưa
Hình ảnh Trà Vinh ngày xưa không thể thiếu những tấm bản đồ hành chính trước đây. Đây là bản đồ tỉnh Trà Vinh năm 1920.
Bản đồ Trà Vinh năm 1970 với 7 quận: Càng Long, Cầu Kè, Châu Thành, Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu Ngang và Long Toàn.
Nhìn lại những hình ảnh xưa của các tỉnh thành khác thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long: