Miền Tây mùa nước nổi là một mùa tươi đẹp với những người dân của vùng đất chín rồng. Bên cạnh những hương sắc tuyệt vời của những bông súng tím, những màu sen hồng xinh đẹp,…. là một màu vàng xen lẫn xanh lá lấp ló ở những bụi cây nhỏ dọc các bờ ao. Những người nông dân chèo xuồng ba lá, khi hái họ bỏ vào nón lá, chiếc nón đầy một vàng tươi tắn. Theo con nước lũ, còn có cá linh, 2 thứ đặc trưng trong bàn ăn của người miền Tây mùa nước nổi.

Bộ ảnh bông điên điển – hương vị quê hương

Bông điên điển là nhưng hoài niệm thương nhớ mà ai sinh ra và lớn lên ở miền Tây luôn nhớ về khi đi xa xứ.

Mùa bông điên điển nở bắt đầu từ lúc nào

Bông điên điên là đặc sản của mùa nước nổi. Nó bắt đầu nở từ tháng 7,8 âm lịch. Nó kéo dài từ 3-4 tháng cho đến hết mùa nước nổi.

Hái bông điên điển
Hái bông điên điển

Bông điên điển là loài cây dễ trồng và đặc biệt là không cần chăm sóc. Bạn dễ dàng nhìn thấy chúng mọc hoang ở các bờ rạch, bờ đê, đầm ao hay các vùng đất trống.

Đặc điểm bông điên điển

Tên tiếng Anh của bông điên điển là common sesban. Đây là cây thuộc họ đậu, sống đa niên ở ruộng ngập nước theo mùa.

Cây điên điển lá xanh tủa ra như cây me và có bông vàng
Cây điên điển lá xanh tủa ra như cây me và có bông vàng

Thân: Cây thân gổ nhỏ, trưởng thành đạt chiều cao từ 2-3 m; chiều rộng tán cây từ 2-3 m; thân dòn dể gãy. Trọng lượng một cây nếu điều kiện dinh dưỡng tốt đạt tới 20 kg.

Rể: Rể cọc có nhiều cấp, rễ ăn sâu khoảng 60-70 cm; các rể con có thể tạo nốt sần khi được cộng sinh với nấm Rhizobium có khả năng tổng hợp đạm từ khí trời.

Lá: Lá kép hình lông chim, lá chét nhỏ hình thuôn dài, có kích thước 3-5 X 10-15 mm. Lá giàu đạm, thích hợp làm thức ăn nuôi cá, dê, thỏ…

Hoa: Hoa môi màu vàng tươi, kích thước 15-20 mm, là thức ăn giàu dinh dưỡng.

Quả: Quả nang tự khai, dài 10-15 mm, mỗi quả chứa 10-20 hạt.

Hạt: màu nâu hoặc đen bóng, hình hạt đậu, giàu chất đạm, cây khuyếch tán bằng hạt.

Công dụng bông điên điển

Cây điên điển có nhiều công dụng khác nhau: làm thức ăn, làm thuốc và là cây tốt cho cải tạo đất. Hương vị của bông điên điển bùi, béo tuy vậy có vị chát nhẹ khi ăn. Đặc biệt nó còn có mùi thơm thoang thoảng.

Bông điên điển đựng trong thau sau thu hoạch
Bông điên điển đựng trong thau sau thu hoạch

Làm thức ăn

Bông điên điển là một đặc sản của miền Tây có vào dịp mùa nước nổi. Nhiều món ăn ngon được chế biến từ bông điên điển được xem là đặc sản phải thử như:

  • Lẩu cá linh bông điên điển (Có thể nấu như canh ăn cùng cơm).
  • Bông điên điển xào tép trấu.
  • Gỏi bông điên điển, dừa nạo và tép trấu.
  • Canh bông điên điển và cá rô đồng.
  • Bông điên điển múi dưa.
  • Ăn sống bông điên điển cùng rau chấm kho quẹt.

Làm thuốc

Theo đông y, bông, lá của cây điên điển có vị ngọt, đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần, nhuận trường, lợi tiểu. Thường dùng trong các trường hợp cảm sốt do phong nhiệt, mụn nhọt, táo bón, mất ngủ, ăn uống kém.

Điên điển được xem là tăng cường kháng sinh cho cơ thể, vì thế nó dùng trị mụn nhọt, kháng viêm, sưng mủ và chất tẩy xổ giun.

Tinh dầu hạt điên điển được y học truyền thống Ấn Độ (Ayurveda) ghi nhận có tác dụng diệt khuẩn, giảm đau tim, và giúp hạ đường huyết.

Theo kinh nghiệm dân gian, vị thuốc bông điên điển còn là thuốc giúp bổ tim: dùng bông điên điển bỏ cuốn, chưng cánh thủy với đường phèn, mỗi ngày ăn 100 – 200g. Ăn liên tục trong nhiều ngày.

Lưu ý: Ăn nhiều bông điên điển không tốt cho sinh lực của nam giới vì chứa chất saponin (Bổ sức để kháng, có trong sâm nhưng không tốt nếu dùng nhiều).

Cải tạo đất tốt

Cây điên điển tạo phân xanh hữu cơ khá tốt. Mỗi vụ trồng 4-5 tháng, 1 ha cây điên điển thu 60-70 tấn chất hữu cơ, hơn 500kg ni tơ. Phân từ cây điên điển giúp cải tạo đất rất tốt và không độc hại.

Xem thêm loài cây đăc sản khác của ĐBSCL: Thanh trà miền Tây.