Chùa Bảo An Cần Thơ là ngôi chùa nằm ngay trung tâm thành phố. Chùa có 3 mặt giáp 3 mặt tiền đường. Đây là ngôi chùa cổ và là tổ đình xuất phát của 1 hệ phái riêng. Chùa được Trưởng lão Ni Thích nữ Diệu Kim dẫn dắt từ thời Pháp thuộc. Bên trong khá nhiều tượng Phật cổ, những nét kiến trúc quý giá khá đặc biệt. Đây cũng được xem là một trong những ngôi chùa đẹp tại Cần Thơ.

Chùa Bảo An
Chùa Bảo An

Địa chỉ chùa Bảo An

Chùa Bảo An nằm ngay trung tâm thành phố Cần Thơ, nằm cách bến Ninh Kiều chỉ khoảng 300m. Ngôi chùa diện tích chiều ngang nhỏ nhưng nó có chiều dài chiếm trọn mặt tiền 3 đường là Võ Văn Tần, Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Điện Biên Phủ. Tuy cổng chính nằm ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa nhưng nó luôn đóng cửa. Cổng phụ đường Võ Văn Tần là lối vào duy nhất hiện nay. Chùa nằm cùng đường với chùa Phật Hoc. Nó nằm đối diện quán cơm 16 và Ngân hàng PVCombank.

Số điện thoại: +842923814256.

Địa chỉ: 49 Võ Văn Tần, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Google Maps: https://goo.gl/maps/Ssz2Y9VjU5BUaKpq5

Kiến trúc chùa Bảo An Cần Thơ

Chùa Bảo An có 2 cổng. Tuy vậy nhiều người vẫn nhầm cổng phụ là cổng chính. Vì hiện tại cổng chính của chùa luôn đóng cửa (Chỉ mở dịp lễ). Kiến trúc bao gồm 3 tầng.

Dòng chữ Bảo An Tự khắc nổi ở tầng lầu
Dòng chữ Bảo An Tự khắc nổi ở tầng lầu

Cổng chính

Cổng chính là cổng tam quan, nổi bật với màu xám và chữ đen. Tất cả chữ trên cổng đều là chữ Hán. Từ tên chùa để ở cửa lớn, đến 2 chữ đề ở 2 cửa phụ và 4 câu thơ đối. Ở mái cửa chính là điêu khắc hình bánh xe Pháp Luân. Tuy vậy phía mặt sau có khắc chữ Việt là Tổ Đình Bảo An.

Chất liệu là gạch và xi măng (Tường sơn trắng xám), nối với khuôn viên là các cột phụ xi măng. Ở giữa mỗi rào sắt nối các cột phụ đều có khắc ký hiệu bánh xe Pháp Luân.

Bên trong cửa có bảng hiệu chữ Hán và 2 cột đề 2 câu đối bằng chữ Hán. Cạnh bên 2 câu đối là 2 ký hiệu hình rồng điêu khắc làm cửa thông hơi. Cạnh đó có khắc nổi 2 tượng Bồ Tát.

Thơ đề ở khuôn viên chùa
Thơ đề ở khuôn viên chùa

Mái ngói

Mái ngói chùa Bảo An có 3 bậc và đều là mái ngói âm dương. Ở đỉnh mái là điêu khắc hình tượng lưỡng long tranh châu. Ở giữa là bánh xe pháp luân thay thế cho trái châu. Trên trần nhà tầng dưới và tầng trên cùng đều có bảng hiệu vàng ghi tên chùa bằng chữ Hán. Ở tầng giữa để bảng hiệu chùa bằng chữ Việt là Tổ Đình Chùa Bảo An.

Cổng phụ

Cổng phụ của chùa cũng được thiết kế tam quan (3 cửa) nhưng có màu sắc nổi bật hơn là màu vàng và cam đất. Đặt biệt dòng chữ bảng hiệu là chữ Việt: CHÙA BẢO AN. Ở trên có dòng chữ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM. Ở dưới là địa chỉ chùa. Ở 4 cột trụ đều có đề các câu đối bằng chữ Hán. Ở bên dưới bảng xanh có 1 dòng chữ tên chùa khắc nổi bằng chữ Hán.

Mái ngói của cổng đều là mái ngói âm dương. Ở trên có hình tượng bánh xe Pháp Luân (bằng kim loại) trên các đường vân mây. Hai bên đầu ngói phần dưới có điêu khắc hình tượng cá chép hóa rồng.

Khuôn viên bên ngoài chùa Bảo An

Khuôn viên bên ngoài chùa có phần nhỏ hẹp (Kiến trúc chánh điện chiếm diện tích lớn). Bên ngoài có 1 nơi thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, 1 tháp mộ ở cạnh cổng phụ.

Bảo tháp chùa Bảo An Cần Thơ
Bảo tháp chùa Bảo An Cần Thơ

Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đặt ở tầng trên 1 cột bê tông lớn. Tượng cao bằng người thật. Trên cột chỗ thờ có khắc hình nổi hình tượng phượng hoàng. Ở sau tượng có 1 bảng đề chữ Hán và trên cột phía sau có khắc 2 câu đối chữ Hán.

Điện thờ Quan Âm Bồ Tát chùa Bảo An
Điện thờ Quan Âm Bồ Tát chùa Bảo An

Cạnh đó là 1 miếu thờ thổ công khá nhỏ.

Miếu thổ địa nhỏ ở khuôn viên chùa Bảo An
Miếu thổ địa nhỏ ở khuôn viên chùa Bảo An

Tháp mộ có 6 tầng. Tầng dưới đặt 1 bảng đề tiểu sử của ni sư cố trụ trì chùa. Tầng trên lưu giữ di cốt các ni sư ở chùa các đời trước.

Tháp mộ chùa Bảo An Cần Thơ
Tháp mộ chùa Bảo An Cần Thơ

Chánh điện chùa Bảo An

Trước chánh điện có đặt 1 bàn thờ Phật A Di Đà tư thế đứng, tay trái nâng một đài sen nhỏ.

Tượng Phật A Di Đà tư thế đứng đặt trước cửa vào chánh điện cổng phụ
Tượng Phật A Di Đà tư thế đứng đặt trước cửa vào chánh điện cổng phụ

Phía sau cũng là 1 bàn thờ Phật A Di Đà tam cấp. Cấp cao nhất vẫn thờ tượng Phật A Di Đà nhưng với tư thế ngồi và chất liệu bằng đồng.

Bàn thờ Phật A Di Đà ở Chánh điện tầng dưới chùa Bảo An
Bàn thờ Phật A Di Đà ở Chánh điện tầng dưới chùa Bảo An

Cấp dưới là 1 tượng Phật Thích Ca và Di Lặc. Cấp dưới cùng là tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn. Hai bên có bàn thờ với hình treo Phật cổ xưa.

Bàn thờ Phật ở Chánh Điện chùa Bảo An Cần Thơ
Bàn thờ Phật ở Chánh Điện chùa Bảo An Cần Thơ

Bên trái là bàn thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát. Bên phải là bàn thờ Phật mẫu Chuẩn Đề.

Tất cả bàn thờ đều là bàn gỗ khảm xà cừ cổ xưa và quý giá.

Các tầng trên đa phần là nơi các sư nghỉ ngơi. Vì vậy nó luôn khóa cửa và chỉ mở vào dịp lễ. Nên mình không có review chính xác nhất về kiến trúc 2 tầng trên.

Tuy vậy như các hình ảnh khác trên Internet thì ở trên có nhiều tượng Phật lớn và cổ xưa khá nhiều. Các bàn thờ đều khắc xà cừ quý giá.

Lịch sử chùa Bảo An Cần Thơ

Chùa Bảo An có lịch sử lâu đời từ thời Việt Nam còn bị Pháp chiếm đóng. Ngay từ bảng hiệu của chùa là Tổ Đình thì chúng ta cũng biết đây là ngôi chùa bắt nguồn của cả 1 hệ phái ở Cần Thơ trước đây. Trước đây Trưởng lão Ni Thích nữ Diệu Kim là người khai sáng chùa.

Sau nhiều năm tu học với xuất phát từ hệ phái Lâm Tế, sư trưởng Thích nữ Diệu Kim đã khai sáng dòng tu dành cho các ni sư tại Cần Thơ. Ni sư đi đến khá nhiều nơi tu học như An Giang, Long An, Đồng Tháp và nhiều lần quay về Cần Thơ.

Năm 1940 Ni sư trở về Cần Thơ lãnh ngôi Tổ Đình chùa Bảo An.

Năm 1970 cũng chính ni sư là người đứng ra kêu gọi quyên góp đại trùng tu chùa Bảo An sau khi nó xuống cấp.

Năm 1978 ni sư Diệu Kim qua đời. Người đã để hậu sự và giao phó chùa Bảo An cho Ni Thích nữ Trí Thanh.

Đến năm 2003 Ni Thích nữ Trí Thanh viên tịch. Người gửi lại Tổ đình Bảo An cho sư thầy Thích Minh Thanh quản lý. Tuy vậy sư Thích Minh Thanh thường sinh hoạt ở quận 5, Sài Gòn; nên người gửi gắm cho ni sư pháp danh Diệu tạm thời quản lý các sự vụ trong chùa.

Bản tiểu sử Trưởng lão Ni Thích nữ Diệu Kim (Cố trụ trì tổ đình Bảo An)
Bản tiểu sử Trưởng lão Ni Thích nữ Diệu Kim (Cố trụ trì tổ đình Bảo An)

Từng có lúc mỗi ngày chùa Bảo An đều nấu mỗi ngày 300 phần cơm chay cho các bà con xa gần. Tuy vậy sau này chùa có lục đục nội bộ nên đã ngưng hẳn.

Khách tham quan nói về chùa Bảo An Cần Thơ

Bạn Tuấn Thanh đánh giá 4/5 và nói về lịch sử chùa: “Hiện nay tôi đang ngồi tại thư viện Chùa Long Khánh, số 28, đường 8/3, khóm 4, phường 5, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Giờ này là 21 giờ, đêm 23 rạng 24/12 /2017 dương lịch. – Vào năm 1952 là thời Pháp thuộc đô hộ nước Việt Nam ta, thời điểm này các chùa đều phải đề bảng trước cổng là PACODE. Vào thời điểm đó, tôi ở Chùa Bảo An tại TP. Cần Thơ thì bảng chùa phải để là Pacode Bảo An ” người Pháp” họ nhìn thấy mới biết đây là chùa.”

Bạn Ho Duy Phuc đánh giá 4/5 khá ngắn gọn: “Ngôi chùa cổ kính, mỗi năm có rất nhiều phật tử đến cúng viếng tại chùa, đặc biệt những ngày lễ lớn!”

Đánh giá chùa Bảo An Cần  Thơ của khách tham quan
Đánh giá chùa Bảo An Cần Thơ của khách tham quan

Một số chùa cổ ảnh hưởng bởi đạo thống Lâm Tế ở Cần Thơ: