Chùa lâu đời nhất Cần Thơ là chùa Khmer Pothisomron ở Ô Môn. Đây là ngôi chùa có lịch sử gần 300 năm. Trong suốt lịch sử hình thành, chùa luôn là điểm tựa tín ngưỡng, tinh thần vững vàng cho người dân tộc Khmer lân cận. Lịch sử lâu đời gây dựng nên một kiến trúc văn hóa to lớn. Bên trong có các kiến trúc và kỷ vật lưu giữ hàng trăm năm. Đặc biệt nơi đây cũng khá đẹp để tham quan và chụp hình check in nữa đấy!
Chùa lâu đời nhất Cần Thơ ở đâu
Chùa nằm ở quận Ô Môn (Cần Thơ) cách trung tâm thành phố Cần Thơ hơn 20km. Vị trí của chùa Pothisomron cũng khá dễ nhận ra khi nằm ven sông Ô Môn và cạnh cầu Ô Môn. Bên trong khuôn viên chùa là Học Viện Phật Giáo Nam Tông.
Số điện thoại: 02923861578.
Địa chỉ: 1144 QL91, Châu Văn Liêm, Ô Môn, Cần Thơ.
Google Maps: https://goo.gl/maps/qoWFkeAwVUnht3cZ9
Lịch sử chùa lâu đời nhất Cần Thơ
Năm 1735, chùa được khởi công xây dựng. Diện tích chùa Pothisomron lâu đời nhất Cần Thơ là 8.600m2. Ngôi chùa có lịch sử gần 300 năm này trải qua hơn 20 đời trụ trì.
Hòa thượng Dương Pâu, Dương One, Lý Thớt, Lý Nhiêu , Dương Châu, Lý Rẹp, Dương Xoai, Dương Chinh, Đào Sóc, Thanh Sen, Thạch Khiêng và Dương Nhiệm Thượng tọa Đào Như
Một số trụ trì nổi tiếng ở chùa ngôi chùa Pothisomron.
Hòa Thương Đạo Như tu học ở chùa Pothisomron từ năm 12 tuổi. Ngài hiện là trụ trì chùa và là PCT hội đồng trị sự, trưởng ban trị sự GHPGVN TP. Cần Thơ.
Chùa có 2 lần di dời địa điểm khác nhau vì nhiều yếu tố. Vị trí đầu tiên chùa được xây dựng là ở Vòm Ô Môn. Sau đó di dời lần đầu đến Bo Rich. Sau đó lần cuối cùng là di dời đến Rạch Chùa (Gần cầu Ô Môn) như hiện nay.
Ngoài ra với lịch sử lâu đời gần 300 năm, chùa có nhiều lần trùng tu khác nhau:
- Năm 1856: Trùng tu với các loại gỗ quý như căm xe, cà chất, thao lao và lợp bằng ngói vảy cá. Đó là những vật liệu quý hiếm và có giá trị cao.
- Năm 1950: Hòa Thượng Thạch Khiêng mời một kiến trúc sư nổi tiếng ở Campuchia thiết kế và khởi công trùng tu lớn. Đây cũng là bản thiết kế gốc được gìn giữ đến tận nay.
- Năm 1954.
- Năm 1964.
- Từ năm 1968 – 1975 tu sửa những phần hư hỏng ở cột.
- Năm 1990.
- Năm 1991.
- Năm 1992.
- Năm 1996.
- Năm 1998.
- Năm 1999.
- Năm 2000.
- Tháng 6 năm 2003 đại trùng tu chánh điện.
Như vậy chùa trải qua khoảng hơn 13 lần trung tu khác nhau.
Trong chiến tranh, chùa Pothisomron Ô Môn cũng là nơi tụ tập nhiều người kháng chiến chống ngoại xâm.
Năm 2006, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer được xây dựng nằm ftrong khuôn viên chùa. Đây là hệ thống trường học đào tạo cử nhân cho Phật giáo Nam tông đầu tiên ở Việt Nam. Bên cạnh đó chùa còn mở nhiều lớp giảng dạy chữ Khmer – Việt, dạy thiền tập, các lớp giới luật dành riêng Phật giáo Nam Tông. Ngoài ra ở đây vào những dịp lễ lớn của người Khmer như lễ Chol Chnam Thmay, lễ cúng trăng, lễ Phật đản, lễ cúng tổ tiên, lễ dâng y,…
Chùa là điểm tín ngưỡng vững vàng với hơn 5000 người Khmer tại địa bàn quận Ô Môn, TP. Cần Thơ (Theo thống kê dân số thành phố Cần Thơ năm 2012).
Cùng năm 2006, chùa Pothisamron Cần Thơ được công nhận là di tích văn hóa – lịch sử cấp thành phố.
Đặc biệt tháp cốt ở chùa có lịch sử lâu đời nhất ở Cần Thơ này cũng có lịch sử khá cổ với 200 năm tuổi.
Tháp cốt ở ngay trước chánh điện, được xây dựng bằng ô dước, đá ong, gạch thẻ có niên đại từ thế kỷ 18. Bên trong tháp cốt này là hài cốt của rất nhiều Phật tử và đã được gìn giữ qua nhiều đời. Theo Hòa thượng Đào Như, trụ trì chùa từ năm…
Ngoài ra bên trong chùa còn lưu giữ 1 bộ sách in trên lá buông, 1 pho tượng Phật bằng gỗ lâu năm, bộ tam tạng kinh 110 quyển,…
Kiến trúc chùa Khmer cổ nhất Cần Thơ
Chùa nằm giáp mặt sông Ô Môn và nhìn ra cầu Ô Môn. Bên trong là nhiều cây cổ thụ lớn tuổi đời hàng chục năm đến hàng trăm năm.
Cổng vào chùa Pothisomron
Cổng chính nằm giáp mặt sông, tuy vậy nó luôn đóng cửa và chỉ để mở ở cổng phụ. Cổng phụ là một phiên bản thu nhỏ của cổng chính.
Từ cổng phụ vào bạn sẽ thấy một cổng rực rỡ nền màu đỏ gạch và viền vàng. Trên cổng là tên chùa với hàng chữ Khmer và dưới là chữ quốc ngữ “Chùa Pothisomron”. Bước vào bên trong khuôn viên bạn sẽ thấy ngay 1 tượng Phật Thích Ca cao khoảng 2m tư thế ngồi. Nhiều gian nhà gỗ với kiến trúc thuần Khmer được xây dựng với lịch sử lâu đời. Bạn sẽ nhìn thấy hình tượng rắn thần Naga cao vút ở hiên hay những đường nét chạm khắc tỉ mỉ trên mái gỗ.
Chánh điện chùa nắm ở hướng Đông mặt trời mọc, để soi sáng, cứu độ chúng sinh theo quan niệm người Khmer. Đi thẳng tiếp vào bên trong, bỏ qua các phòng bếp và nhà ở của các sư thầy là một khuôn viên rộng lớn với nhiều cây cổ thụ cao vút.
Khuôn viên bên trong ngôi chùa lâu đời nhất Cần Thơ
Nếu để ý bạn sẽ thấy dưới một góc cổ thụ lớn gần cổng chính có một tháp nhỏ và một tượng Phật Thích Ca tư thế ngồi khoảng nửa mét bên trong.
Đi thẳng vào bên trong chánh điện sẽ thấy kiến trúc khá đẹp và ấn tượng. Bên phải từ cổng chính nhìn vào là nhà Sala, phòng bếp, nơi sinh hoạt các sư. Bên trá là các điện thờ khác nhau. Đi thẳng vào bên trong sẽ là các phần mộ và cây sala lâu năn.
Chánh điện ngôi chùa lâu năm nhất Cần Thơ
Trên đỉnh cột trụ chánh điện nối với mái luôn có những hình tượng tiên nữ tay chống lên như đỡ lấy mái nhà. Ở các góc của mái luôn có hình tượng rắn Naga chạm khắc tỉ mỉ. Các đường viền của mái chạm khắc nhiều chi tiết tương tự lá bồ đề.
Mái chia làm 3 lớp (tam cấp). Ở giữa mái là một chóp tháp nhọn với nhiều chi tiết chạm khắc khác nhau với tiên nữ Kennar, tượng chim thần Krud, rắn Naga,… Một đặc trưng hầu hết các kiến trúc của chùa Khmer khác nhau.
Phía dưới chánh điện các ô cửa và tường được sơn vàng nhìn khá ấn tượng (Rõ ràng đây là một background check in tuyệt vời). Bên trong là các tượng Phật Thích Ca khác nhau, trên mỗi bức tường trần nhà là một hình ảnh về cuộc đời đức Phật.
Bức tượng Đức Phật ở Trung tâm Chính điện được tạc vào năm 1885.
Nơi cất giữ mộ cốt
Phía sau chánh điện là một cây sala lớn lâu năm (được trồng từ năm 1969) và khu tháp cốt của chùa. Ở đó có khoảng 10 tháp cốt nhỏ. Có những tháp mạ vàng, có những tháp phai màu và những tháp cổ xưa bằng đất in hằn vết thời gian. Không gian rất linh thiêng và tĩnh lặng tại khuôn viên đó.
Đánh giá về chùa của khách tham quan
Bạn Khanh Duong đánh giá 5/5: “Ngôi chùa mang đặc trưng kiến trúc Khmer, là nơi tu học của nhiều tu sĩ theo truyền thống Phật Giao Nam Tông Khmer. Hòa thượng Đào Như trụ trì dẫn dắt chư Tăng cùng Phật tử học và thực hành theo lời dạy của Đức Phật Thích Ca.”
Bạn Hoàng Dáng Thạch đánh giá 4/5: “Chùa đẹp, có kiến trúc Khmer Nam Bộ, chùa mang đậm dấu ấn Nam tông. Tuy nhiên: – Không gian chùa hơi chật do nằm trong nội ô trung tâm TP.Cần Thơ. – Số lượng cây cối cũng ít đi, không gian chật làm hạn chế việc phát huy tính cộng đồng tại địa phương. – Chùa trên cơ bản vẫn còn giữ được những nét kiến trúc ban đầu, đẹp mắt và dễ khám phá. – Phù hợp cho khách tham quan có nhu cầu tìm hiểu về bản sắc văn hóa Khmer Nam Bộ cũng như là nét Phật giáo Nam tông.”
Hình ảnh khác về chùa Pothisomron Cần Thơ
Tìm hiểu thêm về những ngôi chùa Khmer khác tại Cần Thơ: