Chùa Khmer Cần Thơ Muniransay (Hay còn gọi Munirensây – វត្ត មុនីរង្) được xây dựng hơn 70 năm. Đây là một trong những ngôi chùa cổ xưa mang đặc trưng đậm nét người Khmer tại miền Tây. Đặc biệt nó thể hiện rõ văn hóa Phật giáo Nam Tông và kiến trúc chùa Khmer Nam bộ đặc trưng. Mang hơi hướng ảnh hưởng của kiến trúc Angkor Wat ở Campuchia. Cùng Miền Tây Có Gì tìm hiểu cụ thể hơn về ngôi chùa này nhé!

Các vị sư dọn dẹp chùa
Các vị sư dọn dẹp chùa

Đường đi chùa Khmer Muniransay Cần Thơ

Chùa Khmer Muniransay (វត្ត មុនីរង្សី) nằm ngay trung tâm thành phố Cần Thơ. Nó nằm đối diện chùa Phật Học, gần VP Bank. Từ chùa cách bến Ninh Kiều khoảng 500m. Bạn có thể tham khảo Google Maps đường đi chùa Khmer Cần Thơ Munirensay.

Địa chỉ chùa nằm ngay trung tâm thành phố Cần Thơ
Địa chỉ chùa nằm ngay trung tâm thành phố Cần Thơ

Địa chỉ: 36 Đại lộ Hoà Bình, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ, Việt Nam.

Lịch sử

Chùa được xây dựng hoàn thành vào năm 1948 với kiến trúc lá sơ sài và tạm bợ.

Bia ghi lại lịch sử xây dựng chùa Khmer Cần Thơ
Bia ghi lại lịch sử xây dựng chùa Khmer Cần Thơ

Năm 1954 chùa trùng tu cổng đầu tiên với mô hình Angkor Wat.

Năm 1964 xây dựng chánh điện với kiến trúc theo đền Angkor của người Khmer.

Năm 1988 kiến trúc chùa mới được hoàn thiện như ngày nay.

Bàn thờ 1 vị sư quá cố ở chùa Khmer Cần Thơ
Bàn thờ 1 vị sư quá cố ở chùa Khmer Cần Thơ

Kiến trúc đặc trưng Khmer

Kiến trúc của chùa Muniransay Cần Thơ mang đậm nét Khmer mang ảnh hưởng của đền Angkor Wat (Đây là một ngôi đền nổi tiếng ở Campuchia) và đạo thống Bà La Môn. Hay một số người thường gọi là Phật giáo Nam Tông. Tông màu chủ đạo của chùa là màu Vàng và tô điểm thêm là màu Đỏ. Tạo nét nổi bậc riêng giữa lòng thành phố Cần Thơ.

Chùa Muniransay Cần Thơ từ trên cao
Chùa Muniransay Cần Thơ từ trên cao

Ngay lần đầu bước vào bạn sẽ thấy thú vị ngay với cổng chùa. Phần nóc cổng là hình 3 ngọn tháp tam bảo nhiều tầng nhô cao lên. Ở giữa là ngọn tháp cao nhất đề chữ Khmer វត្ត មុនីរង្ – Đọc theo tiếng Việt là Muniransay.

វត្តមុនីរង្
វត្តមុនីរង្

Không gian bên trong là sân vườn với cây cối xanh mát. Bên tay phải là phòng tiếp khách với nhiều hình ảnh lưu niệm. Ngoài ra, ở giữa là điện thờ Phật Thích Ca cùng một vị sư quá cố trước đây.

Không gian thờ ở phòng khách
Không gian thờ ở phòng khách

Ở giữa trước chánh điện là một bảo tháp nhỏ. Tòa bảo tháp đứng sừng sửng được che lại bởi những chậu cây nhỏ và 1 cột cờ phía trước. Xung quanh bảo tháp còn bao bọc thêm những tượng thần đặc trưng của người Khmer: Tượng đầu nữ thần Keynor, tượng chim Krud, tượng Phật 4 mặt, Reahu, chằn Yeak,… Bên trong bảo tháp mỗi tầng là một tượng Phật nhỏ của Phật Thích Ca. Mang đậm tín ngưỡng thờ phụng của người Khmer.

Những tượng thần bên dưới bảo tháp chùa Khmer tại Cần Thơ
Những tượng thần bên dưới bảo tháp chùa Khmer tại Cần Thơ

Đường lên Chánh điện phải bước lên những bậc thang cách mặt đất khoảng 5m. Bên trong chánh điện thờ Phật Thích Ca với nhiều bức tượng nhiều tư thế và chất liệu khác nhau. Bức tượng lớn nhất được làm bằng ngọc. Các bức tượng khác làm bằng đất. Tất cả đều mang nét tinh xảo khác nhau.

Tượng thờ bên trong chánh điện chùa Khmer Cần Thơ Muniransay
Tượng thờ bên trong chánh điện chùa Khmer Cần Thơ Muniransay

Đặc biệt phía sau Chánh điện ở tầng dưới cũng còn một nơi thờ Phật Thích Ca. Nó bít vào khoảng cách 5m mà bậc thang từ dưới đất lên chánh điện. Bên trong cũng là điện thờ Phật Thích Ca. Bên phải là một nơi thờ một vị sư quá cố (Đó là sư cả của chùa, người khai quản chùa Khmer này).

Không gian điện thờ chùa Khmer Cần Thơ
Không gian điện thờ chùa Khmer Cần Thơ

Phía sau nữa là nơi ở và sinh hoạt của các vị sư ở chùa Khmer. Bên phải còn là nơi gửi xe của bà con theo đạo vào những dịp lễ hội. Đặc biệt chùa còn hỗ trợ nơi ở miễn phí những học sinh, sinh viên hay người theo đạo tu học tại chùa. Ngoài ra chùa còn làm kiết giới Sima (Một lễ hội đặc trưng riêng người Khmer).

Lễ hội

Như nhiều ngôi chùa Khmer khác, hàng năm chùa Khmer Cần Thơ Muniransay cũng tổ chức những lễ hội lớn. Đặc biệt những lễ hội mang đậm nét người Khmer, bên cạnh đó cũng là những buổi lễ đọc kinh hàng ngày cho Phật tử xa gần cúng viếng vào lúc 5h30 sáng và chiều.

  • Lễ hội Cholchonam Thomay – Tết năm mới của người Khmer: Diễn ra vào các ngày 13-15 tháng 3 âm lịch hàng năm.
  • Lễ hội Donta – Lễ hội cúng ông bà của người Khmer: Diễn ra vào rằm tháng 8 hàng năm.
  • Lễ Dâng Y – Lễ hội dâng áo và lễ vật lên những nhà sư ở chùa Khmer.
  • Lễ hội Ok om bok – Lễ hội cúng trăng của người Khmer: Diễn ra vào các ngày rằm tháng 10 âm lịch hàng năm.

Hình ảnh mới nhất về chùa Khmer Cần Thơ

Khám phá chi tiết tất cả chùa tại Cần Thơ: Những ngôi chùa nổi tiếng Cần Thơ.