Chùa Ông Cần Thơ là ngôi chùa linh thiêng và mang kiến trúc đậm nét văn hóa Trung Hoa từ lâu đời. Đặc biệt kiến trúc giữ nguyên vẹn từ năm 1896 đến ngày nay. Với hơn 120 năm văn hóa, chùa Ông đã và đang là di tích lịch sử văn hóa quan trọng tại Cần Thơ. Đặc biệt nó nằm khá gần bến Ninh Kiều, một điểm tham quan tiện lợi dành cho du khách ghé thăm và du lịch Cần Thơ.

Chùa Ông Cần Thơ ở đâu

Chùa Ông Cần Thơ nằm ngay tại bến Ninh Kiều, xéo ngang tượng đài Bác Hồ. Gần nó là khách sạn Tây Hồ và khách sạn Viva. Tham khảo địa chỉ Google Maps chùa Ông Cần Thơ.

Chùa Ông Cần Thơ
Chùa Ông Cần Thơ

Địa chỉ: 32 Đường Hai Bà Trưng, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Lịch sử chùa Ông Cần Thơ

Năm 1894 chùa bắt đầu xây dựng. Đa phần người xây dựng là người Quảng Đông di dân từ Trung Quốc đến Cần Thơ. Theo ghi nhận thì lúc này phong trào phản Thanh bị dẹp loạn dần. Những người Trung Quốc bấy giờ không đồng ý với chính sách và sự cai trị của nhà Thanh nên đã di dân đến Việt Nam qua đường thủy.

Ấn tượng nhang vòng
Ấn tượng nhang vòng ở chùa Ông

Năm 1896 chùa khánh thành với diện tích 532m2 mang tên là Quảng Triệu Hội Quán (廣肇會館; 广肇会馆). Chùa nằm ngay một khu dân cư đông đúc như nhiều ngôi chùa Hoa khác. Nó vừa là điểm tập trung vừa là điểm tín ngưỡng của người Hoa lúc bấy giờ. Bạn dễ dàng nhận thấy bên trong điện thờ chính là Quan Công – Một vị thần phù hộ những người Hoa ở phương xa.

Bảng hán tự tên chùa Ông
Bảng hán tự tên chùa Ông

Năm 1993 chùa được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Bia ghi nhận di tích lịch sử văn hóa Cần Thơ
Bia ghi nhận di tích lịch sử văn hóa Cần Thơ

Xin xăm chùa Ông Cần Thơ linh thiêng

Xin xăm ở chùa Ông là một văn hóa thú vị. Nhiều khách hành hương thường đến đây xin quẻ. Đa phần là hỏi về vận mệnh, tình duyên và con cái. Những lời đồn đại về sự linh thiêng các quẻ xăm càng khiến khách đến đây tò mò.

Bảng hiệu cũ của chùa Ông
Bảng hiệu cũ của chùa Ông

Ngoài ra, vào những dịp lễ cúng, mọi người sẽ gửi cúng dường và điền những cái tên cầu an vào. Những tên đó sẽ được viết lại và treo lên nhang cuộn treo trên trần của chùa.

Treo bảng cầu an dưới nhang đèn
Treo bảng cầu an dưới nhang đèn

Đánh giá về chùa Ông trên mạng xã hội

Bạn Bảo Quốc Lê đánh giá 5/5: “Nằm ngay trung tâm thành phố Cần Thơ, nhìn ra Bến Ninh Kiều lộng gió, chùa Ông – còn có tên Quảng Triệu Hội Quán – là ngôi chùa cổ hiếm hoi của thành phố Cần Thơ giữ được nguyên hiện trạng từ ngày lập chùa. Công trình 114 tuổi mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc Hoa này được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993.”

Bảng hiệu chùa Ông bằng hán tự
Bảng hiệu chùa Ông bằng hán tự

Bạn YT PRIME đánh giá 4/5: “Chùa Ông là di tích có bề dài lịch sử hơn trăm năm, với nét cổ kính của mình chùa ông hiện cũng là điểm chụp ảnh rất hot của các bạn trẻ và nhiều cặp đôi cũng đến đây để chụp cho mình những bộ ảnh cưới chất lừ cũng như cầu mong hạnh phúc, bình an.”

Đánh giá về chùa Ông của khách tham quan
Đánh giá về chùa Ông của khách tham quan

Văn hóa thờ ở chùa Ông

Tiền điện: thờ Mã Tiền tướng quân và ngựa xích thố (bên trái) và Phúc Đức Chính Thần (còn gọi là Ông Bổn, thờ bên phải).

Sân thiên tỉnh: trong sân đặt hai bộ binh khí (bát bửu), chậu kiểng và bàn hương án. Ngoài ra, ở đây còn treo một số đèn lồng, và rất nhiều hương vòng do người dân đem đến dâng cúng.

Chính điện: Ở giữa thờ Quan Thánh Đế quân, bên trái thờ Đỗng Vĩnh trạng nguyên và Tài Bạch tinh quân (còn gọi là Thần Tài), bên phải thờ Thiên Hậu Thánh mẫu. Ngoài ra, trong chùa ông còn có gian thờ Bồ Tát Quan Âm.

Các tượng thờ trong chùa được làm bằng những chất liệu khác nhau: gỗ, thạch cao,…

Wikipedia.org

Kiến trúc chùa Ông

Kiến trúc chùa Ông khá đặc trưng và may mắn là nó chưa thay đổi nhiều thứ từ năm 1896 đến nay. Kiến trúc chùa được xây dựng theo hình chữ QUỐC (國). Dãy nhà được khép kính vuông góc bởi những bức tường. Ở giữa chánh điện chùa sẽ có một giếng trời thông thoáng.

Bên trong chùa Ông Cần Thơ
Bên trong chùa Ông Cần Thơ

Màu sắc chủ đạo của chùa Ông là màu vàng đỏ sặc sỡ. Mái ngói xanh và tô điểm thêm màu xanh da trời xung quanh. Điều đặc trưng nữa là vật liệu của chùa Ông hơn 90% là mang từ bên Trung Hoa sang.

Chùa Ông ở bến Ninh Kiều
Chùa Ông ở bến Ninh Kiều

Chùa có cổng rào phía trước nhưng không phải cổng tam quan như nhiều ngôi chùa Việt Nam khác. Cổng ngoài là hàng rào sắt được nối bởi 6 cột trụ. Cổng vào có hàng chữ Hoa đỏ sặc sở.

Người dân trước cổng chùa Ông
Người dân trước cổng chùa Ông

Mái chùa lớp ngói xanh âm dương cổ kính. Ở trên mái là trang trí họa tiết điêu khắc lưỡng long tranh châu, chim Phụng, cá chép hóa rồng và những con linh thú khác. Đặc biệt 2 bên đầu mái là điêu khắc 2 vị thần ông Nhật bà Nguyệt.

Tượng thần đậm nét Trung Hoa ở chùa Ông Cần Thơ
Tượng thần đậm nét Trung Hoa ở chùa Ông Cần Thơ

Đặc biệt phần mái không nối liền tất cả kiến trúc mà chia làm 3 phần. Phần mái giữa dài và cao nhất. Phần kế thấp nhất và nhỏ nhất.

Trang hoàng ở chùa Ông
Trang hoàng ở chùa Ông

Phần kế bên mái chính có họa tiết khắc chạm khác biệt giữa hai bên. Bên trái có họa tiết một ngôi nhà trên núi đá. Cạnh bên là một cây cao và đàn chim bay ngang. Bên phải có họa tiết một nhánh cây nở hoa.

Điêu khắc trên mái chùa Ông
Điêu khắc trên mái chùa Ông

Phần mái ở rìa cao hơn phần giữa và cũng có họa tiết chạm khắc khác biệt giữa hai bên. Bên trái là hình một cây có hoa nở rộ, bên phải là những chú cá bơi dưới nước.

Trang trí hình cá trên bức tường chùa Ông
Trang trí hình cá trên bức tường chùa Ông

Phần đặc trưng trang trí ở chùa Ông hiện nay là lồng đèn. Bên ngoài có nhiều lồng đèn đỏ được giăng phía trên. Đặc biệt bên trong còn có 2 lồng đèn cỡ lớn khá đẹp.

Chánh điện do ông La Ích Xe khởi công xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 19, Nhà khách do ông La Thành Cơ (con trai của La Ích Xe) xây dựng vào cuối thế kỷ ấy. Và khu nhà khói (nhà bếp) do Dương Lập Cang xây dựng vào năm 1931. Tuy việc dựng chùa trải qua ba thời kỳ với ba kiểu kiến trúc có ít nhiều dị biệt; nhưng chúng lại rất hài hòa với nhau, tạo thành một quần thể kiến trúc mang phong cách chùa Hoa độc đáo. Lược kể một số chi tiết:

Cách lề đường vài mét là cổng và hàng rào với các trụ cột tô đá rửa nối với nhau bằng những song sắt. Trên đầu hai trụ cột chính được trang trí đôi lân, ở các cột khác là hình nhân và cá hóa long. Tất cả đều bằng sành sứ nhiều màu.

Bước qua khoảng sân hẹp, là tiền điện. Ở giữa gian có đặt một bức bình phong chạm trổ. Trên hai cửa ra vào có bảng đại tự “Quảng Triệu Hội Quán”.

Tiếp nối tiền điện là sân thiên tỉnh. Đây là một đặc điểm tiêu biểu của chùa Hoa. Tùy theo từng chùa mà có lợp mái hay không, riêng ở đây có lợp mái bằng ngói âm dương. Trên vòm mái treo một báo ghi môn và bảng đại tự “Hiệp Lực Đồng” (協力同). Bộ vì kèo của mái làm theo kiểu chồng rường gối mộng lên nhau qua những con bọ được chạm khắc tinh vi, và chung quanh mái được thiết kế di động để điều chỉnh ánh sáng thiên nhiên.

Chánh điện là gian quan trọng nhất của chùa. Vì kèo ở đây được làm theo kiểu trồng rường, gồm những xà ngang gối mộng lên nhau. Điểm nổi bật nhất ở đây là phù điêu gần như hiện diện ở khắp nơi, từ các bao lam, hoành phi, liễn đối, xà ngang…Bằng nghệ thuật chạm nổi với nội dung vô cùng phong phú được rút ra từ các huyền thoại, lịch sử Trung Quốc; hoặc ở kỹ thuật chạm chìm những đề tài: mai, lan, cúc, trúc, rồng, phụng, cá hóa long (rồng), bông lúa, v.v…Ngoài ra, ở đây còn có các kiểu chữ “triện”, “thảo” được chạm khắc trên các hoành phi, liễn đối, lư, chuông đồng…Tất cả đã thể hiện được tài năng chạm khắc và nghệ thuật thư pháp của các nghệ nhân lúc bấy giờ.

Wikipedia.org
Đặc trưng không thể thiếu của chùa Ông là nhang khoanh khắp nơi
Đặc trưng không thể thiếu của chùa Ông là nhang khoanh khắp nơi

Đặc biệt nhất là qua hơn 120 năm, những kiến trúc chùa Ông vẫn giữ nguyên vẹn từ lúc mới thành lập đến nay.

Hình ảnh chùa Ông Cần Thơ ngày xưa
Hình ảnh chùa Ông Cần Thơ ngày xưa

Lễ hội ở chùa Ông

Sau đây là các lễ hội thờ phụng ở chùa Ông và của người Trung Hoa.

Không gia bên trong chùa Ông Cần Thơ
Không gia bên trong chùa Ông Cần Thơ

Ngày vía

Quan Công: 13/1 âm lịch. Ngày đó sẽ cúng món chay và hoa quả.

Không gian điện thờ của chùa Ông
Không gian điện thờ của chùa Ông

Ông Bổn: 2/2 âm lịch. Ngày đó sẽ cúng heo sống.

Đồ cúng của một người cầu nguyện
Đồ cúng của một người cầu nguyện

Thiên Hậu: 23/3 âm lịch. Ngày đó sẽ cúng heo quay.

Bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát ở chùa Ông Cần Thơ
Bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát ở chùa Ông Cần Thơ

Ngày lễ hội

Tương tự văn hóa lâu đời ở Việt Nam, chùa Ông cũng cúng ngày lễ Tết, rằm các tháng theo lịch âm.

Bảng hiệu cũ của chùa Ông
Bảng hiệu cũ của chùa Ông

Ngoài ra lễ hội đấu đền tổ chức 10 năm một lần. Lần gần nhất tổ chức là năm 2007 – 2017. Vào ngày lễ hội, mọi người sẽ đấu giá những chiếc lồng đèn và đem về trưng ở nhà để rước may mắn, tài lộc về.

Lồng đèn cỡ lớn trang trí ở chùa Ông
Lồng đèn cỡ lớn trang trí ở chùa Ông

Tìm hiểu thêm một số điểm du lịch tâm linh, chùa Cần Thơ:

Trang trí bức tường ngoài khuôn viên chùa Ông
Trang trí bức tường ngoài khuôn viên chùa Ông