Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam ở Cần Thơ là thiền viện lớn nhất miền Tây. Nơi đây vừa là điểm tâm linh vừa là nơi du lịch nổi bậc. Du khách đến đây vừa viếng cảnh chùa hoành tráng vừa chụp những bức hình ngoại cảnh độc đáo.
Hãy cùng tìm hiểu những điều đặc trưng và thuyết minh, cách đi du lịch tại Thiền Viện Trúc Lâm Cần Thơ. Đặc biệt, liệu Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam 2020 có gì khác biệt với trước đây. Tìm hiểu thêm những góc chụp đẹp nhất để chuẩn bị cho chuyến tham quan chùa của bạn nhé!.
Đường đi Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 12km. Nó nằm cạnh Làng du lịch Mỹ Khánh, kdl Ông Đề và vườn trái cây Chín Hồng. Đường đi bằng xe máy gần nhất thẳng đến đó là đi đường bệnh viện Nhi, đi thẳng qua đại học FPT Cần Thơ một đường hoài sẽ đến.
Tuy trên bến thuyền Ninh Kiều có để bảng giá đi từ đó đến Thiền viện nhưng hiếm có tài công nào nhận chở. Bạn phải mất gần 2 tiếng để di chuyển đường sông nếu muốn đi. Tham khảo Google Maps đường đi đến chùa.
Giờ đóng và mở cửa Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam: 5h00 sáng đến 21h00 tối.
Địa chỉ: TL 923, Mỹ Khánh, Phong Điền, Cần Thơ, Việt Nam.
Giá vé Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Giá vé Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là miễn phí.
Đặc biệt gửi xe bên trong chùa có thẻ xe và miễn phí tiền gửi xe. Tại khu vực gửi xe sẽ có 1 thùng công đức, bạn tùy tâm để vào số tiền nào đó.
Một số lưu ý khi tham quan
- Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là một ngôi chùa trang nghiêm. Khi đến đây du khách buộc phải mặc đồ không hở hang, phản cảm. Quần đùi nên qua đầu gối (Một số sư thầy dễ dãi sẽ không để ý, nhưng nếu xui bạn sẽ bị mời ra).
- Hệ phái Trúc Lâm theo thiền tông. Vì vậy khu vực riêng của các sư luôn miễn tiếp khách. Bạn nên tôn trọng điều đó và không cố tình tò mò bước vào.
- Bên trong có quầy nước nhỏ. Bạn có thể tự phục vụ và ngồi nghỉ mệt.
Đánh giá của khách du lịch về thiền viện
Sau đây là những review Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam của khách tham quan trên Google Maps.
Bạn Trang Nguyễn đánh giá 4/5: “Cảnh quan đẹp đi cùng sự trang nghiêm vốn có của nơi đất Phật, bạn có thể thấp hương cầu bình an may mắn ở chánh điện cũng như trong sân chùa, khắp nơi đều có tượng Phật: điện Quan Âm, điện La Hán… Và cũng không thể bỏ qua những địa điểm sống ảo tuyệt vời ở đây như tam quan, tháp chuông… và nhiều nơi trên sân chùa, vào các dịp lễ hội ở đây thường đông đúc Phật tử đi lễ chùa thấp hương, chùa ở ngay cạnh làng du lịch Mỹ Khánh nên cũng thu hút không ít khách du lịch ghé thăm”.
Bạn Hoàng Nhật Huy đánh giá 5/5: “Đây là ngôi thiền viện lớn nhất miền Tây Việt Nam hiện nay. Thiền viện nằm xa trung tâm Cần Thơ tầm hơn 10km, xung quanh là những vườn trái cây um tùm. Đến đây bạn sẽ được chiêm bái những tượng Phật, la hán tinh xảo. Bạn sẽ được chìm đắm trong những giây phút lắng lòng, thanh khiết ở không gian nơi đây. Không những vậy, không gian xanh cây cối và vườn trái cây xung quanh sẽ giúp bạn có một không khí trong lành. Bạn còn được ăn tham quan thỏa thích và ăn những trái cây vào mùa vụ chín ở những vườn trái cây xung quanh sau khi đã tham qua thiền viện.”
Tìm hiểu thêm một số bức ảnh đẹp trên Instagram nhé!
Xem thêm video toàn cảnh chi tiết về Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam ở đây nhé:
Hướng dẫn tham quan tự túc
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam nằm gần nhiều khu vực vui chơi. Hãy cùng lên một lịch trình hợp lý để có 1 ngày vui chơi trọn vẹn nhé!
Tuy rằng có 1 con đường tắt đi qua đường Nguyễn Văn Cừ nối dài. Tuy vậy mình vẫn khuyến khích bạn đi đường từ chợ An Bình. Xa hơn nhưng lại vui hơn rất nhiều. Đoạn đường đó giúp bạn tham quan: Chợ nổi Cái Răng – Lò hủ tiếu Sáu Hoài – Làng du lịch Mỹ Khánh / KDL Ông Đề / Vườn trái cây Chín Hồng.
Tim hiểu cách du lịch ăn gì, đặt tàu ra sao, có gì vui: Cách du lịch chợ nổi Cái Răng.
Chợ nổi Cái Răng thì nên đi tầm 6h00 đến 9h00. Đây là thời điểm còn họp chợ và ánh nắng tốt để chụp hình.
Lò hủ tiếu Sáu Hoài: Đây là điểm tham quan lò hủ tiếu truyền thống khá thú vị. Đây cũng là nơi đầu tiên giới thiệu món ăn đặc sản Pizza hủ tiếu trứ danh của Cần Thơ.
Làng du lịch Mỹ Khánh – KDL Ông Đề – Vườn trái cây Chín Hồng là 3 điểm tham quan tương tự nhau nhưng cũng có nhiều đặc trưng khác nhau. Bạn nên lựa chọn 1 trong 3 điểm để tham quan trong buổi trưa và về lại Cần Thơ.
- Làng du lịch Mỹ Khánh khuôn viên rộng rãi, bên trong nhiều trò chơi để vui chơi tham quan. Gần như đây được xem là điểm tham quan đầy thú vị với diện tích cực lớn. Bạn có thể chơi công viên nước, tham quan mô phỏng nhà cổ, xem đua chó đua heo, xiếc, chơi trò chơi dân gian,… Bên trong cũng có cả ăn uống nữa. Nhược điểm của nó có lẽ là giá hơi mắc so với túi tiền của sinh viên (Vẫn trong mức chấp nhận được).
- KDL Ông Đề là khu du lịch nhỏ với những trò chơi dân gian: đu dây, đi cầu khỉ, đạp xe đạp qua cầu ván, đi cầu dây, thăng bằng trên cầu ván, bơi xuồng, đào mương bắt cá,… Đây là điểm du lịch thích hợp = cho nhóm khách thân thiết vui chơi cùng nhau.
- Vườn trái cây Chín Hồng là hệ thống vườn dâu da, chôm chôm và 1 vài loại trái cây khác. Tuy vậy chỉ vào dịp mùa vụ dâu da, chôm chôm tham quan vườn mới thú vị. Khu vực bên trong nhiều bóng cây xanh mát, có võng nằm nghỉ ngơi. Nó không có trò chơi nhiều nhưng đồ ăn thì khá ổn. Menu quán đa dạng nhiều món ăn, đặc sản miền Tây. Ai thích ăn mà không thích chơi thì có thể vào đây.
Nếu bạn không ăn trưa ở khu vực này thì có thể tiện đường về ăn bánh xèo 7 tới gần chợ An Bình là đặc sản rất ngon.
Thuyết minh Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ là ngôi chùa lớn nhất miền Tây hiện nay. Ngoài vi mô lớn nó còn là địa điểm tâm linh và tổ chức sự kiện hàng đầu tại miền Tây. Hãy cùng Miền Tây có gì tìm hiểu thêm về ngôi chùa này nhé!
Tên tiếng Anh của Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là Meditation Centre Truc Lam Phuong Nam.
Lịch sử Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Ngày 16 tháng 7 năm 2013 chùa được khởi công xây dựng. Kinh phí xây dựng ban đầu của Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là 145 tỷ đồng. Đề xuất xây dựng và trưởng ban vận động quyên góp cho chùa là Đại tướng Phạm Văn Trà – Nguyên bộ trưởng Bộ quốc phòng.
Ngày 17 tháng 5 năm 2014 Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam được khánh thành. Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là Đại đức Thích Bình Tâm. Ông được Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Thiền phái Trúc Lâm bổ nhiệm.
Ngày 11 tháng 7 năm 2015 Trung tướng Trần Đơn cúng hỷ phòng chữa trị bệnh bằng thuốc Nam.
Kiến trúc
Diện tích Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam: 38.016 m2.
Kiến trúc theo hướng chùa của Thiền phái Trúc Lâm. Hệ phái này có kiến trúc ảnh hưởng từ thời nhà Lý – Trần. Khối kiến trúc được xây dựng trên diện tích lớn với nhiều kiến trúc ngói màu chủ đạo là nâu.
Những công trình theo kiến trúc Thiền viện Trúc Lâm nổi tiếng như Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử.
Các tượng thờ ở đây đều bằng gỗ quý, gỗ vu sam đá vôi, đồng có tuổi đời hàng trăm năm.
Đặc biệt bạn hãy để ý nhiều hơn các mái ngói và chi tiết kiến trúc ở Thiền viện. Tất cả sự tinh tế tạo nên nhiều điều bất ngờ cho người tham quan.
Tương tự các thiền viện khác trên khắp đất nước (Có hơn 20 thiền viện tính đến năm 2020) có trồng nhiều cây xanh bên trong. Thiền viện Trúc Lâm Cần Thơ trồng nhiều cây cối bao phủ, có ao súng đặc trưng miền Tây.
Kiến trúc cổng tam quan và sân ngoài
Cổng vào là cổng tam quan lớn với biển hiệu lớn đề THIỀN VIỆN TRÚC LÂM PHƯƠNG NAM. Ở trên biển hiệu là hàng chữ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM. Ở dưới biển hiệu là hàng chữ ghi địa chỉ MỸ KHÁNH – PHONG ĐIỀN – TP. CẦN THƠ.
Ở trên đầu mái ở mỗi cổng là ký hiệu bánh xe pháp luân – Một biểu tượng nhiều ý nghĩa của nhà Phật.
Hai bên của cổng chính có khắc 2 câu đối:
“Trúc lâm thắng địa tứ thời như xuân di giai cảnh.
Phương nam thiền viện vạn vật tự đức duyệt tâm linh.”
Mái ngói của cổng tam quan đều được lợp bằng gạch âm dương. Hai bên có tượng hai vị Hộ Pháp là Tiêu Diện Đạ Sĩ và Vi Đà Hộ Pháp để bảo vệ, trông coi chùa.
Vào bên trong thiền viện bạn sẽ thấy tượng 18 vị la hán. Mỗi bên là 9 bức tượng bằng đá với hình thù bằng người thật.
La hán Ba Tiêu La hán Bổ Đại La hán Cử Bát La hán Hàng Long La hán Khai Tâm La hán Kháng Môn La hán Khánh Hỷ La hán Khoái Nhĩ La hán Kỵ Tượng La hán Phục Hổ La hán Quá Giang La hán Thác Tháp La hán Thám Thủ La hán Tiểu Sư La hán Tĩnh Tọa La hán Tọa Lộc La hán Trầm Tư La hán Trường Mi
Ở giữa đường có 1 bia ghi Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam với ký hiệu hoa sen bên dưới. Phía sau tấm bia là một lư hương lớn.
Năm 2020 ở giữa sân còn trưng bày một đàn đá do ông Trương Đình Chiếu gửi tặng.
2 bên là khu vực sân lớn và một ao sen. Ở giữa ao sen có công trình lầu (Gần giống kiến trúc chùa 1 cột ở giữa hồ) với tượng thờ bên trong.
Một lầu thờ Phật Di Lặc, một lầu thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Đường dẫn ra lầu có một cầu thang sơn đỏ. Xung quanh hồ trồng hoa súng và nuôi cá.
Lầu Quan Âm Bồ Tát Lầu Phật Di Lặc Tòa lầu nằm giữa ao sen Tượng thờ Quan Thế Âm Bồ Tát ở trong lầu sen
Riêng khu vực sân vườn xung quanh tái hiện khung cảnh Phật Thích Ca niết bàn dưới gốc bồ đề, khung cảnh đức Phật xuất thế 7 bước chân nở 7 đóa hoa sen và chỉ tay lên trời nói câu “Thiên thượng thiên hạ – Duy ngã độc tôn”,…
Nếu bạn đi dạo 1 vòng sẽ bất ngờ trước nhiều tượng Phật bằng kích thước người thật khắp khu vườn. Xung quanh cây cối xanh phủ bóng khá mát mẻ.
Lầu thờ Phật A Di Đà Sân vườn rộng và trồng nhiều cây cối xanh tươi phủ bóng mát Tượng Phật Thích Ca tư thế nằm ngoài vườn Tượng Phật ngồi dưới gốc bồ đề Tượng Phật Thích Ca bên ngoài vườn Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát Tượng Thờ Phật A Di Đà bên ngoài vườn
Đi thẳng vào chưa đến chánh điện gần tháp trống bạn sẽ thấy một vườn lan và khu vực nuôi chim công.
Đi thẳng khu vực đó sẽ đến giảng đường của thiền viện Cần Thơ. Gần đó có 1 bia Tâm Kinh.
Khu vực Chánh điện
Thẳng vào bên trong là khu vực chánh điện (Còn có tên gọi khác là Đại Hùng Bửu Điện). Hai bên chánh điện là tháp chuông và tháp trống.
Tháp chuông Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam Tháp trống Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Tháp trống nằm bên tay trái. Tháp chuông nằm bên tay phải. Hai tháp đều có cấu trúc 3 tầng 3 mái. Mái lợp ngói gạch âm dương và trên đỉnh chóp nhọn trang trí điêu khắc hình rồng. Ở dưới được đổ bê tông vững chắc và có bậc thềm cách mặt đất khoảng 0,5 mét.
Tháp trống ở giữa có dựng 1 trống lớn, không xây dựng lối đi lên tầng trên. Tháp chuông có đại hồng chuông nặng 1,5 tấn. Riêng tháp chuông có xây dựng lối đi lên tầng trên nhưng đã bị khóa lại.
Đặc biệt gỗ ở hạng mục 2 tháp và chánh điện đều xây dựng bằng gỗ lim nhập từ bên Nam Phi (1000 khối). Ở sân trước chánh điện và 2 tòa tháp đều được lót bằng gạch tàu.
Chánh điện có kiến trúc 2 mái âm dương. Ở mỗi đỉnh chóp nhọn của mái điêu khắc hình rồng. Ở giữa là kiến trúc bánh xe pháp luân. Phía trước chánh điện là 10 cột trụ hình chữ nhật. Tổng cộng chánh điện có 44 cột gỗ trụ. Chánh điện có bậc thềm dẫn lên cách mặt đất khoảng 0,5m.
Nhiều chi tiết độc đáo như cửa sổ của chánh điện. Những chi tiết kiến trúc làm ta bất ngờ.
Bên trong chánh điện thờ Phật Thích Ca với tư thế niêm hoa vi tiếu bằng đồng nặng 3,5 tấn đặt trên bàn.
Ở phía trước là tượng Thích Ca tư thế nằm và tượng quan thế âm bồ tát. Phía trước hai bên là hai tượng đồng tiên hạc đứng trên mai rùa. Ở hai tiên hạc là lư hương bằng đồng lớn.
Hai bên tượng thờ Phật Thích Ca là tượng thờ Phổ Hiền bồ tát và Văn Thù bồ tát. Hai tượng Phật đều có chất liệu bằng gỗ.
Tượng Phổ Hiền Bồ Tát Văn Thù Bồ Tát
Khu vực Tổ điện
Từ chánh điện bạn bọc 2 con đường trái hoặc phải vòng ra sau để đến Tổ điện. Trên đường đi bạn sẽ gặp tượng la hán bằng đá hoa cương sắp 2 bên đường.
Ngoài ra còn một số bức tranh về chùa Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam: Lễ phật đản, hình chánh điện, hình các sư làm việc,… Đa phần là các hình ảnh xuất sắc của nhiếp ảnh gia gửi tặng lại nhà chùa.
Phía sân trước có 3 tượng đá bằng kích cỡ người thật đang ngồi thiền. Đó là 3 vị tổ sư của phía Trúc Lâm: Tổ sư Pháp Loa, Tổ sư Huyền Quang, Tổ sư Trần Nhân Tông. Dưới ánh nắng chiếu xuống là cây cảnh thoáng mát.
Đối diện tổ điện có một khu vực vườn cây nhỏ với tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông ngồi thiền.
Bên trong chánh điện thờ Tổ sư Đạt Ma dáng đứng. Ba vị tam tổ cũng được thờ bên trong.
Tất cả tượng đều làm bằng chất liệu gỗ. Bên trái là bàn thờ Thái sư Trần Thủ Độ, bên phải là thờ anh hùng Trần Quốc Tuấn.
Tượng thờ Thái Sư Trần Thủ Độ làm bằng đồng Tượng thờ tướng quân Trần Quốc Tuấn
Ở giữa điện thờ còn có tượng đồng Thiền sư Thích Thanh Từ.
Khu vực sinh hoạt
Phía sau tổ đường là khu vực sinh hoạt của các sư trong chùa. Bên trong có thư viện, nhà bếp, phòng trưng bày, trai đường,….
Xung quanh nhiều cây cối và cả không gian miệt vườn thú vị. Nhiều khách tham quan còn chụp hình bên trong khu vực đó.
Đặc biệt bên trong khu vực đó còn có khu vực cấm vào. Đó là khu nhà ở và khuôn viên sinh hoạt riêng của các sư. Đa phần hệ phái Trúc Lâm đều xây dựng khu vực tham quan công khai và có riêng khu vực riêng để tu tập. Khu vực này chỉ dành cho sư trong chùa và người có nhiệm vụ cần vào bên trong.
Phòng thuốc chữa bệnh miễn phí
Phòng chẩn trị y học cổ truyền được Trung tướng Trần Đơn cúng hỷ cho chùa. Đây là nơi giúp chữa bệnh cho những bệnh nhân khó khăn bằng thuốc Nam.
Hàng ngày đều có nhiều bệnh nhân đến khám chữa bệnh bên ngoài.
Thời gian hoạt động phòng thuốc vào thứ 3,5,7. Giờ hoạt động:
- Sáng: 7h00 – 11h00.
- Chiều: 13h00 – 17h00.
Khu vực cổng sau
Khu vực cổng sau đi thẳng quẹo trái. Hoặc đơn giản nhất là hỏi Nhà vệ sinh nằm ở đâu. Bạn cần đi qua phòng trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam để đi ra khu vực này. Bạn sẽ nhìn thấy một tượng Phật Di Lặc lớn.
Phòng phương trượng trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam dùng cho phương trượng nghỉ ngơi và sinh hoạt. Trước nhà là một vườn cây kiển
Ngoài ra khu vực bên phải có một tượng Phật Thích Ca nhỏ.
Đi thêm ra ngoài đến khu vực tiếp theo có thờ 33 ứng thân của Quan Âm Bồ Tát. Trong đó có 32 bức tượng đặt song song hai hàng kích thước bằng người thật.
Một bức tượng Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay trước cổng vào. Ở cuối là ứng thân cuối cùng cao hơn 3m.
Tượng bất nhị Quán Âm và Thi Lạc Quán Âm Tượng Chúng Bảo Quán âm và Lưu Ly Quán Âm Tượng Đức Vương Quán Âm và Trì Liên Quán Âm Tượng Du Hý Quán Âm và Năng Tĩnh Quán Âm Tượng Dương Liễu Quán Âm và Nhất Diệp Quán Âm Tượng Long Đầu Quán Âm và Liên Ngọa Quán Âm Tượng Ngư Lam Quán Âm và A Nậu Quán Âm Tượng Nham Hộ Quán Âm và Trì Kinh Quán Âm Tượng Nhất Như Quán Âm và Diệp Y Quán Âm Tượng Phổ Bi Quán Âm và Lục Thời Quán Âm Tượng Sái Thủy Quán Âm và Đa La Quán Âm Tượng Thanh Cảnh Quán Âm và Thủy Nguyệt Quán Âm Tượng Thí Dược Quán Âm và Bạch Y Quán Âm Tượng Uy Đức Quán Âm và Cáp Ly Quán Âm Tượng Viên Quan Quán Âm và Lang Kiến Quán Âm Tượng Vô Úy Quán Âm và Mã Lang Phụ Quán Âm
Khu vực cổng sau còn là khu vực gửi xe máy cho người dân. Nhiều người cũng hay đi đường này nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đi khu vực Mỹ Khánh gần hơn.