Thới Long Cổ Tự Cần Thơ có lịch sự gần 180 năm. Đây là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất tại Cần Thơ. Ngoài ra kiến trúc đậm nét riêng và nổi bật với màu sắc vàng rực rỡ. Đây là một ngôi chùa tiêu biểu tại Cần Thơ. Hãy cùng Miền Tây có gì tìm hiểu chi tiết hơn về nó nhé!
Lịch sử Thới Long Cổ Tự – Ngôi chùa lâu đời nhất Cần Thơ
Năm 1844 chùa Thới Long Cổ Tự được thành lập. Tính đến hiện nay, chùa đã có gần 180 năm lịch sử. Đây là một trong những ngôi chùa thành lập từ lâu đời nhất tại Cần Thơ (Cùng với Hội Linh Cổ Tự, cả hai đều thêm “cổ tự” và bên trong tên chùa).
Mùng 8 tháng 1 năm 1999 chùa được trùng tu lại bởi Đại Đức Thích Nhựt Tâm.
Năm 2018 chùa trùng tu tiếp một gian điện thờ bên trái chánh điện. Đến năm 2019 thì hoàn thành. Tuy vậy khu vực đó chỉ để tiếp khách vào những dịp lễ lớn như Phật Đản.
Thới Long Cổ Tự ở đâu
Đường đi đến Thới Long Cổ Tự cũng khá dễ đi, nó nằm ngay trung tâm thành phố Cần Thơ. Nó ngằm gần cầu Nhị Kiều, đối diện với Trường tiểu học Thới Bình 1 và Trung Tâm bảo hành Samsung. Tham khảo địa chỉ Google Maps Thới Long Cổ Tự Cần Thơ.
Địa chỉ: 120 Hùng Vương, An Cư, Ninh Kiều, Cần Thơ, Việt Nam.
Kiến trúc Thới Long Cổ Tự
Cổ tự có kiến trúc cổ xưa và tông màu chủ đạo là vàng. Đặc biệt chỉ cần chạy xe ngang qua, bạn sẽ phải chú ý vào màu vàng rực rỡ mà nó tỏa ra.
Khuôn viên bên ngoài Chánh Điện
Đặc biệt là từ ngoài nhìn vào sẽ thấy ngay tấm bảng sơn son thếp vàng “Thới Long Cổ Tự” và hàng chữ Hán tên chùa. Bước vào chánh điện ở giữa cũng đề bảng chữ Hán tên chùa.
Ở trên cổng vào có họa tiết lưỡng long tranh châu. Hai cổng hai bên đều khắc chữ Hán ở mặt ngoài và chữ Việt ở mặt trong. Bên trái là chữ Trí Tuệ còn bên phải là chữ Từ Bi.
Ở giữa sân trước chánh điện là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao khoảng 3m. Tượng khoác ảo khoác vàng mỏng, đưa bình cam lộ trút xuống đất. Xung quanh là nhiều chậu cây kiểng che khuất tầm nhìn với chánh điện.
Bên phải chùa là đền thờ Vạn Ban Ngũ Hành. Cặp hai bên chánh điện là 2 tháp với 2 bức tượng Kim Cang bảo hộ chùa.
Tượng Ngũ Hành Nương Nương Miếu thờ Ngũ Hành Nương Nương Khuôn viên miếu thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu Điêu khắc chi tiết tượng Ngũ Hành Nương Nương Một vị thần hoàng bên phải miếu thờ Ngũ Hành Nương Nương Một vị thần hoàng bên trái Miếu thờ Ngũ Hành Nương Nương
Sau đây là những hình ảnh khác về khuôn viên bên ngoài của chùa (Dùng điện thoại bạn kéo ảnh qua lại để xem thêm ảnh khác).
Bảng chữ Hán điêu khắc khá nhiều hình rồng Cổng vào bên trái với chữ Hán Trí Tuệ ở mặt trước chùa Góc trên phần mái của chùa Khuôn viên Thới Long Cổ Tự Kiến trúc Tháp Kim Cang Kiến trúc Thới Long Cổ Tự Lò bát quái trong khuôn viên chùa Một bức phù điêu khắc chữ Hán trang trí trước chánh điện Một sư cô đang quét dọn vệ sinh chùa Những bảng treo sơn son thếp vàng và nền đen Tháp Kim Cang Thới Long Cổ Tự chữ Hán Trên mái phụ cũng là những chi tiết hình rồng Từ bên trong nhìn ra sân
Tầng dưới Chánh Điện
Phía trên mái ngói chánh điện là những điêu khắc tỉ mỉ. Đặc biệt điêu khắc lưỡng long tranh châu tương tự mái ngói trên cổng vào. Ở mái phụ phần đỉnh đều có hình điêu khắc rồng và hoa sen.
Đặc biệt nhưng cột trụ trước cổng chùa đều có chạm khắc những câu đối bằng chữ Hán khác nhau. Bên trên đều có nhiều họa tiết Hán tự.
Bên trong chánh điện những cột chống đều có điêu khắc hình 1 con rồng quấn quanh. Ở giữa thờ tượng Phật A Di Đà mạ vàng. Hai bên là tượng Phật Văn Thù Bồ Tát và Quan Thế Âm Bộ Tát bằng gỗ đen.
Sau đây là những hình ảnh khác trong chánh điện của chùa (Dùng điện thoại bạn kéo ảnh qua lại để xem thêm ảnh khác).
Bàn thờ Phật A Di Đà tầng trên Tượng Phật A Di Đà bên trong chánh điện Tượng thờ Văn Thù Bồ Tát Tượng thờ Quan Thế Âm Bồ Tát
Tầng trên Chánh Điện
Đặc biệt tầng trên chánh điện khá rộng rãi và có 2 phòng cách biệt. Phần chánh điện bên trên vẫn thờ Phật A Di Đà.
Hai bên là thờ tượng Phật Quan Âm Bồ Tát và Địa Tạng Vương Bồ Tát.
2 bên đối diện tượng A Di Đà là 2 tượng Kim Cang bảo vệ. Ở giữa là lò nhang hướng ra bên ngoài lộ lớn.
Phòng đối diện chánh điện tầng trên dùng để thờ Đạt Ma Tổ Sư.
Phía dưới là các vị tổ sư và Đại Đức Thích Nhựt Tâm – Người có công rất lớn trong việc trùng tu lại Thới Long Cổ Tự.
Bên phải nơi thờ Tổ sư là nơi cầu siêu cho những người thân Phật tử gửi ở chùa.
Sau đây là những hình ảnh khác tầng trên của chánh điện chùa (Dùng điện thoại bạn kéo ảnh qua lại để xem thêm ảnh khác).
Tượng Kim Cang bên trái chánh điện tầng trên Các tượng thờ khác Bàn thờ Quan Âm Nghìn Tay Bàn thờ Phật A Di Đà tầng trên Bàn thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tầng trên
Bảo tháp Thới Long Cổ Tự
Bảo tháp nằm bên ngoài khuôn viên chùa. Nó nằm khuôn viên đất cách chùa 1 con hẻm nhỏ. Phía trước có một cửa sắt đã gỉ sét đề chữ Thới Long Bảo Tháp.
Bảo Tháp có 3 tầng với nguyên liệu từ xi măng. Mái ngói mỗi tầng màu đỏ và đều có chữ Hán đề trên mỗi tầng. Trên đỉnh mái ngói là nhưng họa tiết hình vân mây.
Sau đây là những hình ảnh khác bảo tháp ở chùa (Dùng điện thoại bạn kéo ảnh qua lại để xem thêm ảnh khác).
Trên mỗi tầng bảo tháp đều có ký tự chữ Hán Cổng vào bảo tháp Thới Long Kiến trúc bảo tháp rất đẹp
Tham khảo những ngôi chùa nổi tiếng không thể bỏ qua khi khám phá du lịch Cần Thơ: