Hình ảnh xưa Bạc Liêu mang những nét sầm uất đặc trưng những khu chợ đông người buôn bán. Những hình ảnh về những nét kiến trúc khá hiện đại đã có từ thời Pháp thuộc như trường học nam sinh, nữ sinh, bệnh viện, tòa bố,… Đặc biệt nếu nhìn qua các hình ảnh, bạn sẽ thấy khá thú vị về cây cầu quay, khu chợ và nhà công tử Bạc Liêu vẫn còn hiện hữu đến giờ. Hãy cùng Miền Tây có gì tìm về chút dư âm hình ảnh xưa thú vị của Bạc Liêu nhé!

Khu chợ trung tâm Bạc Liêu

Bạc Liêu từng là nơi buôn bán sầm uất. Đăc biệt là nơi tập trung của nhiều nhà tư sản người Hoa giàu có. Vùng đất có những cánh đồng muối rộng lớn, đồng lúa thẳng cánh cò bay.

Chợ Bạc Liêu thập niên 1920s
Chợ Bạc Liêu thập niên 1920s

Khu chợ ven sông tấp nập nhiều người mua bán.

Chợ Bạc Liêu 1921-1935
Chợ Bạc Liêu 1921-1935

Từ ven sông bạn có thể dễ dàng nhìn thấy nhà Công Tử Bạc Liêu và Phước Đức Miếu. Hiện nhà Công Tử Bạc Liêu vẫn còn giữ khá nguyên vẹn kiến trúc nhà chính.

Xem thêm: Kiến trúc nhà công tử Bạc Liêu hiện nay.

Nhà Công tử Bạc Liêu và Phước Đức cổ miếu
Nhà Công tử Bạc Liêu và Phước Đức cổ miếu

Bạn có thể thấy nhiều thuyền đậu ven sông 1 khu chợ xưa ở Bạc Liêu. Phía xa là cây cầu quay nổi tiếng lúc bấy giờ ở Bạc Liêu.

Sông Bạc Liêu chảy qua khu chợ
Sông Bạc Liêu chảy qua khu chợ

Một đoạn sông khác nhìn ra khung cảnh sầm uất của khu chợ.

Sông trước Bạc Liêu thập niên 1920s
Sông trước Bạc Liêu thập niên 1920s

Đây là nơi tấp nập nổi tiếng được lưu giữ lại qua những hình ảnh xưa.

Ven sông tỉnh Bạc Liêu thập niên những năm 1920s
Ven sông tỉnh Bạc Liêu thập niên những năm 1920s

Bạn có thể nhìn thấy người dân đang vận chuyển hàng hóa từ thuyền vào chợ. Hay những chiếc xe lôi đang được đậu gần đó.

Bến sông phía trước chợ Bạc Liêu thập niên 1920s
Bến sông phía trước chợ Bạc Liêu thập niên 1920s

Hình ảnh Bạc Liêu với những dãy phố hiện đại nhất bấy giờ ở Nam kỳ năm 1967.

Đường Trương Vĩnh Ký năm 1967 (Nay là đường Hoàng Văn Thụ)
Đường Trương Vĩnh Ký năm 1967 (Nay là đường Hoàng Văn Thụ)

Đặc biệt hàng bán nước mía vẫn còn dễ dàng trông thấy ngay cả lúc này. Bạn có thể thấy cả xe hơi từ phía xa.

Đường phố Bạc Liêu năm 1967
Đường phố Bạc Liêu năm 1967

Đây là góc đường Trần Phú – Phan Ngọc Hiển hiện nay ở thành phố Bạc Liêu.

Xem vị trí bản đồ con đường xưa Bạc Liêu giờ ở đâu.

Đường độc lập Phan Thanh Giản Đường phố Bạc Liêu năm 1967 (Nay là góc Trần Phú - Phan Ngọc Hiển)
Đường Độc Lập – Phan Thanh Giản Đường phố Bạc Liêu năm 1967 (Nay là góc Trần Phú – Phan Ngọc Hiển)

Hình ảnh buôn bán trái cây ở ngoài chợ Bạc Liêu. Người bán dưa chuột đội những chiếc khăn quấn lên đầu để che nắng.

Người bán dựa chuột ngoài chợ
Người bán dựa chuột ngoài chợ

Đây được xem là view nhìn từ nhà công tử Bạc Liêu nhìn ra (Bạn có thể thấy cây cầu quay cũ nổi tiếng ngày xưa ở mép trái của tấm hình).

Nhà công tử Bạc Liêu nhìn ra ngoài
Nhà công tử Bạc Liêu nhìn ra ngoài

Đây là tấm hình chính diện hơn cây cầu quay ngày xưa ở Bạc Liêu những năm 1920s ngày xưa.

Cầu quay Bạc Liêu những năm 1920s
Cầu quay Bạc Liêu những năm 1920s

Chiếc cầu quay được xem là 1 trong những công trình quan trọng tại miền Tây. Những vùng đất, khu chợ sầm uất mới có những cây cầu phục vụ giao thông như thế này.

Cầu quay Bạc Liêu thập niên 1920s
Cầu quay Bạc Liêu thập niên 1920s

Nhìn lại khu nhà lồng chính của chợ Bạc Liêu.

Chợ Bạc Liêu ngày xưa
Chợ Bạc Liêu ngày xưa

Đây là một khu chợ tuyệt vời điển hình ở miền Tây ngày xưa vì có con sông chảy ngang. Dù rằng đường bộ có phần phát triển nhất định dưới thời Pháp thuộc nhưng đường thủy vẫn được xem là một trong những giao thông chính ngày xưa.

Con sông ngang chợ Bạc Liêu ngày trước đây
Con sông ngang chợ Bạc Liêu ngày trước đây

Bạn có thể nhìn rõ hơn qua hình ảnh màu phim bên dưới.

Đường Tháp Lập Thành (Nay là đường Điện Biên Phủ chạy dọc bờ phía bắc rạch Bạc Liêu)
Đường Tháp Lập Thành (Nay là đường Điện Biên Phủ chạy dọc bờ phía bắc rạch Bạc Liêu)

Một số hoạt động xưa ở Bạc Liêu

Thời kỳ xưa người dân Bạc Liêu không chỉ họp chợ tấp nập mà còn tham gia sản xuất, các lễ hội khác nhau. Hay kể cả những hình ảnh thiệt hại vì chiến tranh xảy ra.

Bóc dở muối Bạc Liêu năm 1929
Bóc dở muối Bạc Liêu năm 1929

Hình ảnh về lễ thanh minh xưa trên một ngôi mộ của người Hoa tại Bạc Liêu. Nhưng hình ảnh bên dưới là hàng chắt của người trong ngôi mộ.

Lễ Thanh Minh năm 1972 Vĩnh Phước - Vĩnh Châu - Bạc Liêu
Lễ Thanh Minh năm 1972 Vĩnh Phước – Vĩnh Châu – Bạc Liêu

Tháng 06/1965, nhân viên cứu hộ tìm kiếm thêm nạn nhân trong đống đổ nát của nhà hàng Thái Thạnh bị hư hỏng ở tỉnh lỵ, nằm cách Sài Gòn 200 km về phía tây nam. Một khối thuốc nổ plastic của Việt Cộng đã phá hủy một bên của nhà hàng trong vụ nổ vào giờ ăn trưa vào ngày 22 tháng 6 năm 1965. Chủ nhà hàng, con gái ông và một người phụ nữ đi ngang qua đã bị giết, và 19 người khác bị thương. Bảng hiệu trên nhà hàng quảng cáo nó có bán bia và nước ngọt.

Vụ đánh bom nhà hàng Thái Thanh năm 1965
Vụ đánh bom nhà hàng Thái Thanh năm 1965

Những cơ sở vật chất Bạc Liêu xưa

Các cô giáo mặc áo dài chụp hình ở 1 trường tiểu học xưa ở Bạc Liêu.

Trường Tiểu Học Vĩnh Châu Bạc Liêu ngày xưa
Trường Tiểu Học Vĩnh Châu Bạc Liêu ngày xưa

Khung cảnh nhà Pháp quan ngày xưa thời Pháp thuộc.

Nhà quan Pháp ở bờ biển vùng Mỹ Thanh Bạc Liêu
Nhà quan Pháp ở bờ biển vùng Mỹ Thanh Bạc Liêu

Đây là hình ảnh bệnh viện Bạc Liêu ở thời kỳ thập niên 1920s – 1930s.

Bệnh viện tỉnh Bạc Liêu 1921 - 1935
Bệnh viện tỉnh Bạc Liêu 1921 – 1935

Bệnh viện tỉnh Bạc Liêu, nay là Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu.

Bệnh viện tỉnh Bạc Liêu
Bệnh viện tỉnh Bạc Liêu

Tòa bố là đơn vị tương đương UBND tỉnh ngày nay. Nhà thấp bên phải có bảng “Quận Vĩnh Lợi”.

Tòa Bố tỉnh Bạc Liêu thập niên 1920s
Tòa Bố tỉnh Bạc Liêu thập niên 1920s

Trường tư thục Trí Tri do những người gốc Hoa ở Bạc Liêu góp tiền xây dựng, trường dạy song song hai chương trình Việt – Hoa từ lớp 1 đến lớp 9, học sinh phải học hai buổi thay vì một buổi như các trường Việt. Học xong lớp 5 hay lớp 9 có thể chuyển sang lớp 6 hay lớp 10 chương trình Việt bằng cách thi tuyển vào trường công lập hoặc ghi danh vào các trường tư thục khác. Nữ sinh trường nầy mặc váy đen (ở Bạc Liêu gọi là cái củng), áo trắng.Nay là trường THPT Phan Ngọc Hiển, 51 Cao Văn Lầu, P.5, TP. Bạc Liêu.

Trường tư thục người Hoa Trí Tri
Trường tư thục người Hoa Trí Tri

Trình diễn văn nghệ dịp lễ ở trường tư thục của người Hoa – Trí Tri.

Trình diễn văn nghệ cuối niên học trường tư thục Trí Tri
Trình diễn văn nghệ cuối niên học trường tư thục Trí Tri

Trường học thời Pháp được phân thành trường nam sinh và nữ sinh rõ rệt.

Trường nữ sinh Bạc Liêu những năm 1920s
Trường nữ sinh Bạc Liêu những năm 1920s

Ngôi trường nam sinh còn gọi là Ecole de Garcons.

Trường Nam sinh Bạc Liêu những năm 1920s
Trường Nam sinh Bạc Liêu những năm 1920s

Một ngôi nhà trang trí dịp lễ Tết ở Bạc Liêu trước đây.

Bạc Liêu 1908 Le Cercle Le Jour Des Fetes du Tet
Bạc Liêu 1908 Le Cercle Le Jour Des Fetes du Tet

Tòa nhà Thanh Tra ở Bạc Liêu năm 1908.

Bạc Liêu năm 1908 Llnspection
Bạc Liêu năm 1908 Llnspection

Nhà thờ Bạc Liêu ngày xưa. Nay vẫn còn và là Nhà thờ Giáo xứ Bạc Liêu, thuộc Giáo phận Cần Thơ.

Nhà thờ Bạc Liêu thập niên 1920s
Nhà thờ Bạc Liêu thập niên 1920s

Một nhà máy xay lúa tại Bạc Liêu trước đây.

Nhà máy xay lúa Bạc Liêu
Nhà máy xay lúa Bạc Liêu

Xay lúa và muối là ngành nghề nổi danh ở Bạc Liêu lúc bấy giờ.

Bên trong nhà máy xay lúa Bạc Liêu thập niên 1920s
Bên trong nhà máy xay lúa Bạc Liêu thập niên 1920s

Bạc Liêu cùng với Sóc Trăng, Trà Vinh cũng là những nơi nổi tiếng với những ngôi chùa Khmer.

Chùa Bopharam của người Khmer năm 1974
Chùa Bopharam của người Khmer năm 1974

Một cây cầu gỗ miền quê trước đây bắt qua 1 con kênh nhỏ.

Cây cầu bắt qua con rạch Bạc Liêu ngày xưa
Cây cầu bắt qua con rạch Bạc Liêu ngày xưa

Tòa nhà thanh tra Bạc Liêu trước đây.

Tòa Thanh Tra Nam Kỳ Bạc Liêu
Tòa Thanh Tra Nam Kỳ Bạc Liêu

Công viên Nam Kỳ ở Bạc Liêu trước đây là những tư liệu hình ảnh xưa Bạc Liêu đầy quý giá.

Công viên Nam kỳ Bạc Liêu ngày xưa
Công viên Nam kỳ Bạc Liêu ngày xưa

Khung cảnh bên trong 1 khách sạn ngày xưa.

Bên trong khách sạn Nam Kỳ ở Bạc Liêu ngày xưa
Bên trong khách sạn Nam Kỳ ở Bạc Liêu ngày xưa

Dinh tỉnh chủ Bạc Liêu.

Dinh tỉnh chủ Bạc Liêu
Dinh tỉnh chủ Bạc Liêu

Dinh Công Sứ Bạc Liêu là nét kết hợp giữa kiến trúc nhà Việt và Tây thời bấy giờ.

Dinh Công Sứ Bạc Liêu thập niên 1920s
Dinh Công Sứ Bạc Liêu thập niên 1920s

Bản đồ Bạc Liêu xưa

Bản đồ xưa của Bạc Liêu trước năm 1975.

Bản đồ Bạc Liêu năm 1896
Bản đồ Bạc Liêu năm 1896

Đây là bản đồ địa hạt tỉnh Bạc Liêu của thời kỳ Pháp thuộc năm 1896.

Bản đồ địa hạt Bạc Liêu năm 1896
Bản đồ địa hạt Bạc Liêu năm 1896

Chi tiết hơn trung tâm tỉnh lỵ Bạc Liêu ngày xưa.

Bản đồ xưa Bạc Liêu
Bản đồ xưa Bạc Liêu

Chú thích bản đồ bên phải:

  • A : Bệnh viện.
  • E : Nhà thờ.
  • G : Đồn hiến binh.
  • H : Khách sạn.
  • I : Đồn lính bản xứ.
  • M : Chợ.
  • R : Tòa bố (Tòa Tham biện).
  • T : Bưu điện.

Hình ảnh Bạc Liêu xưa từ trên cao

Ngày xưa tuy chưa có những chiếc flycam tiện dụng nhưng trực thăng vẫn thường xuyên tới lui trên không phận Việt Nam.

Ảnh trên không Đông Dương năm 1930 về Bạc Liêu
Ảnh trên không Đông Dương năm 1930 về Bạc Liêu

Hình ảnh rìa ven biển Bạc Liêu qua bộ ảnh trên không của Đông Dương năm 1930.

Ảnh vùng ven biển của Bạc Liêu (Ảnh trên không Đông Dương) năm 1930
Ảnh vùng ven biển của Bạc Liêu (Ảnh trên không Đông Dương) năm 1930

Xem thêm những hình ảnh xưa miền Tây trước năm 1975: