Hình ảnh xưa Long An khắc họa những khung cảnh trước năm 1975 của thành phố Tân An, Bến Lức và Đồng Tâm. Nơi những con người, cảnh vật tiếp giáp giữa vùng quê ĐBSCL và thành thị hiện đại Sài Gòn. Đây vừa là điểm kết nối kinh tế vừa là điểm quân sự quan trọng thời bấy giờ. Hãy cùng miền Tây có gì nhìn lại khung cảnh miền quê, những đoạn đường quốc lộ, hình ảnh người dân và cả những khu cắm trại, quân sự của quân đội Mỹ.

Hình ảnh Bến Lức xưa

Bến Lức xưa là vùng đệm chiến lược của quân đội Mỹ. Đây là nơi giao điểm giữa miền Tây và Sài Gòn, có ý nghĩa giao thương quan trọng về kinh tế giữa ĐBSCL và Sài Gòn.

Quốc lộ 4 - Bến Lức năm 1967 - 1968 | Photo by Dave Paine
Quốc lộ 4 – Bến Lức năm 1967 – 1968 | Photo by Dave Paine

Bến Lức là quận được thành lập năm 1957, đây là quận được sáp nhập từ một phần quận Gò Đen và quận Thủ Thừa sau khi giải thể.

Quốc lộ 4 - Bến Lức năm 1967 - 1968 | Không ảnh | Photo by Dave Paine
Quốc lộ 4 – Bến Lức năm 1967 – 1968 | Không ảnh | Photo by Dave Paine

Xem thêm về thông tin Bến Lức trên Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%BFn_L%E1%BB%A9c

Bản đồ Bến Lức hiện nay trên Google Maps: https://goo.gl/maps/nXKECbBYWcUGDGjA6

Đầu cầu Bến Lức bị kẹt lại do cây cầu huyết mạch bị bỏ bom năm 1966 - 1967
Đầu cầu Bến Lức bị kẹt lại do cây cầu huyết mạch bị bỏ bom năm 1966 – 1967

Cửa ngõ vận chuyển hoàng hóa và đường đi bà con từ miền Tây đến Sài Gòn. Cầu Bến Lức là cây cầu huyết mạch.

Nó từng phải xây dựng lại vào thập niên 1960s sau khi bị phá hủy bởi chiến tranh.

Cầu Bến Lức được xây dựng mới thay thế cầu cũ bị hủy
Cầu Bến Lức được xây dựng mới thay thế cầu cũ bị hủy

Trên đường đi, các nhiếp ảnh gia của Mỹ đã ghi lại những dấu ấn làng quê bình dị của bà con khu vực Bến Lức, Long An bấy giờ.

Hình ảnh bình yên vùng sông nước miền Tây thể hiện rõ hơn qua những tấm hình xưa.

Tuy vậy vẫn không thiếu những vật dụng hiện đại của con người khu vực đó.

Cột điện ở Bến Lức năm 1967 - 1968 | Photo by Dave Paine
Cột điện ở Bến Lức năm 1967 – 1968 | Photo by Dave Paine

Trên đường di chuyển của quân đội Mỹ đến Bến Lức do phóng viên Bob Gregoire ghi lại.

Bến Lức tháng 11 năm 1967 - Photo by Robert Bob Gregoire
Bến Lức tháng 11 năm 1967 – Photo by Robert Bob Gregoire

Hình ảnh tấm bảng ghi chú khu quân sự của binh đoàn Mỹ đóng quân tại Bến Lức, Long An.

Trụ sở chính tiểu đoàn 2 bộ binh 60 của Mỹ gần cầu Bến Lức năm 1966 - 1967 | Photo by Tom Jackson
Trụ sở chính tiểu đoàn 2 bộ binh 60 của Mỹ gần cầu Bến Lức năm 1966 – 1967 | Photo by Tom Jackson

Hình ảnh quân đội Mỹ sửa cầu Bến Lức

Cây cầu Bến Lức bị phá hủy năm 1966 bởi bom đạn chiến tranh giữa các bên đối đầu. Cây cầu có từ thời Pháp là huyết mạch quan trọng nối các tỉnh ĐBSCL và Sài Gòn. Vì vậy tiểu đoàn của quân đội Mỹ đã phải điều xe tăng và vận chuyển vật liệu nhanh chóng xây dựng lại cây cầu vừa bị phá hủy.

Cây cầu xây thời Pháp bị phá hủy bởi chiến tranh phải xây dựng lại
Cây cầu xây thời Pháp bị phá hủy bởi chiến tranh phải xây dựng lại

Nhiều người dân khi ấy cũng bất ngờ với cây cầu nối đường đi thường ngày bị hủy. Nhiều người phải bỏ về vì cầu đã hư hỏng.

Người dân phải bỏ về vì cây cầu bị phá hủy bởi bom của kẻ phá hoại năm 1966 - 1967 | Photo by Tom Jackson
Người dân phải bỏ về vì cây cầu bị phá hủy bởi bom của kẻ phá hoại năm 1966 – 1967 | Photo by Tom Jackson

Người dân và quân đội khảo sát lại hiện trạng cây cầu bị hủy bởi chiến tranh.

Từ xa, quân đội Mỹ đã phải chuẩn bị những chuyến hàng để xây dựng lại cây cầu Bến Lức.

Vận chuyển vật tư xây dựng cầu Bến Lức trên đường ở Đồng Tâm năm 1966-1967 | Photo by James F
Vận chuyển vật tư xây dựng cầu Bến Lức trên đường ở Đồng Tâm năm 1966-1967 | Photo by James F

Trên đường đi, phóng viên James F cũng đã ghi lại những hình ảnh thú vị trong cuộc hành trình đó.

Trực thăng cũng được tận dụng để cuộc hành trình thuận lợi hơn.

Trực thăng chở vật liệu xây dựng lại cây cầu Bến Lức năm 1966 -1967 | Photo by Tom Jackson
Trực thăng chở vật liệu xây dựng lại cây cầu Bến Lức năm 1966 -1967 | Photo by Tom Jackson

Nhiều chuyến hàng được vận chuyển bằng đường thủy.

Chuẩn bị vật liệu xây dựng lại cầu Bến Lức khi nó bị phá hủy năm 1966-1967 | Photo by Tom Jackson
Chuẩn bị vật liệu xây dựng lại cầu Bến Lức khi nó bị phá hủy năm 1966-1967 | Photo by Tom Jackson

Xe chở vật tư băng qua đoạn đường sình lầy.

Xe tải chở vật liệu xây dựng lại cây cầu huyết mạch bị đánh bom ở Bến Lức năm 1966 - 1967 | Photo by Tom Jackson
Xe tải chở vật liệu xây dựng lại cây cầu huyết mạch bị đánh bom ở Bến Lức năm 1966 – 1967 | Photo by Tom Jackson

Xe tăng cũng được điều động để khu trục các vật liệu sót lại bên dưới sông.

Những trai tráng quân đội Mỹ bắt đầu trục vớt phần còn lại của cây cầu lên để dọn chỗ xây cây cầu mới.

Hình ảnh đào Kinh Xáng ở quận Tân An – Long An xưa

Kinh Xáng ở Tân An là dự án quan trọng giao thương hàng hóa bằng đường thủy ở Long An trước đây. Quân đội Mỹ đã cắm trại và đưa máy Xáng (Một loại máy đào kênh quan trọng thời bấy giờ) vào hoạt động.

Tàu cập bến Kinh Xáng - Sông Mỹ Tho
Tàu cập bến Kinh Xáng – Sông Mỹ Tho

Khi ấy một tiểu đoàn đã di chuyển từ Đồng Tâm đến Tân An để đưa vật liệu và thực hiện đào kênh.

Đoạn đường đến Tân Trụ để tiếp ứng dự án kênh Xáng ở Tân An.

Quân đội Mỹ phải dừng lại và cắm trại ở dọc bờ sông để vận hành máy xáng đào kênh.

Lều trại quân đội Mỹ cắm ở vùng ven sông năm 1966 - 1967 | Photo by Jackson
Lều trại quân đội Mỹ cắm ở vùng ven sông năm 1966 – 1967 | Photo by Jackson

Khung cảnh cắm trại ven sông một số quân nhân Mỹ.

Hình ảnh cắm trại của quân đội Mỹ bên cạnh kênh đào | Photo by Tom Jackson
Hình ảnh cắm trại của quân đội Mỹ bên cạnh kênh đào | Photo by Tom Jackson

Một số nơi còn được đào tạm để làm nơi nghỉ ngơi trong thời tiết nắng nóng.

Nơi nghỉ trưa nơi cắm trại quân đội Mỹ tháng 11 năm 1966 | Photo by Tom Jackson
Nơi nghỉ trưa nơi cắm trại quân đội Mỹ tháng 11 năm 1966 | Photo by Tom Jackson

Máy Xáng vận hành là dự án quan trọng ở miền Tây Việt Nam lúc bấy giờ. Ngay cả như Cần Thơ hay các tỉnh thành lớn vẫn còn những cái tên gắn liền với từ “xáng”: Hồ Bún Xáng, Hồ Xáng Thổi,…

Máy xáng thổi nạo vét kênh cho tàu bè qua lại ở Đồng Tâm
Máy xáng thổi nạo vét kênh cho tàu bè qua lại ở Đồng Tâm

Quân nhân gốc Việt chụp ảnh trên máy Xáng khi vận hành đào kênh.

Trên máy đào nạo vét kênh ở Đồng Tâm
Trên máy đào nạo vét kênh ở Đồng Tâm

Khi cắm trại, quân nhân Mỹ và người dân có những tương tác khá thân cận.

Một số nơi cũng được xem là chốt canh phòng cẩn mật giao tranh thường xuyên giữa VC và quân đội Mỹ.

Chốt vị trí giao chiến ở Đồng Tâm - Định Tường xưa năm 1966 - 1967 | Photo by Tom jackson
Chốt vị trí giao chiến ở Đồng Tâm – Định Tường xưa năm 1966 – 1967 | Photo by Tom Jackson

Một chốt canh phòng của quân đội Mỹ được dựng lên.

Nơi cắm trại của quân đội Mỹ tháng 11 năm 1966 ở Tân Trụ, Tân An, Long An | Photo by Tom Jackson
Nơi cắm trại của quân đội Mỹ tháng 11 năm 1966 ở Tân Trụ, Tân An, Long An | Photo by Tom Jackson

Gần đó cũng là chốt cắm trại và quân sự Đồng Tâm của quân đội Mỹ đóng quân ở Long An.

Trại Tân An

Thiếu tướng Craig Ailles là một kỹ sư kinh nghiệm dày dặn khi phục vụ trong cuộc chiến tranh Việt Nam năm 1969. Khi ấy ông được tặng 2 chú chó con tên là Sloopy và Cocoa. Sau này ông hay nói đùa chó của mình đã gây giống hàng trăm con khác. Khi nhắc đến Việt Nam, ông chỉ nhắc đến ký ức đẹp của mình là 2 chú chó được kế thừa. Bài báo nói về ông: Người Kỹ sư nuôi chó ở Việt Nam. Ông cũng là chủ nhân của bộ ảnh về doanh trại Tân An này.

Khung cảnh thanh bình gần khu vực doanh trại Tân An - tỉnh Long An | Photo by Craig Ailles
Khung cảnh thanh bình gần khu vực doanh trại Tân An – tỉnh Long An | Photo by Craig Ailles

Bên trong doanh trại cũng có khu vực cầu nguyện như nhà thờ. Nơi dành cho quân nhân Mỹ với gần như 100% theo đạo Thiên chúa.

Khu vực cầu nguyện bên trong doanh trại Tân An | Photo by Craig Allies
Khu vực cầu nguyện bên trong doanh trại Tân An | Photo by Craig Allies

Bên trong khu vực khi tác giả bộ ảnh đến làm nhiệm vụ vẫn có nhiều công trình được xây dựng dở dang.

Bên trong khu doanh trại cũng gần như là 1 khu dân cư tự cung tự cấp. Một số người Việt Nam vẫn sinh sống và buôn bán bên trong đó. Nó cũng khá giống với mô hinh quân sự Mỹ đang đóng quân ở Nam Hàn như hiện nay.

Bên trong doanh trại chỗ ở quân nhân khá sang trang. Phòng ngủ giống như một phòng khách sạn và có những trang trí tùy theo chủ nhân.

Việc giải trí với những buổi nhạc hội gần như là món ăn tinh thần đặc sắc của doanh trại.

Một buổi trình diễn văn nghệ ngoài trời cho quân nhân tại doanh trại Tân An năm 1969 | Photo by Craig Ailles
Một buổi trình diễn văn nghệ ngoài trời cho quân nhân tại doanh trại Tân An năm 1969 | Photo by Craig Ailles

Hay niềm vui đặc biệt của tác giả bộ ảnh Craig Ailles (Hiện nay là thiếu tướng) là những chú chó con.

Hình ảnh bên trong doanh trại

Base at Tân An năm 1969 | Photo by Craig Ailles
Base at Tân An năm 1969 | Photo by Craig Ailles

Và một số kiến trúc bên trong nhìn khá giống các khu dân cư hiện đại.

Gần đó cũng có những cánh đồng lúa đậm chất ĐBSCL của Long An.

Cánh đồng lúa gần trại Tân An năm 1969 | Photo by Craig Ailles
Cánh đồng lúa gần trại Tân An năm 1969 | Photo by Craig Ailles

Hình ảnh căn cứ Bình Phước

Fletcher Clyde là trung sĩ trong quân đoàn pháo binh dã chiến phục vụ trong cuộc chiến tranh Việt Nam từ năm 1966 – 1968. Ông đã ghi lại những hình ảnh trong căn cứ Bình Phước tại Long An của quân đội Mỹ cũng như một số hình ảnh mộc mạc đậm chất Mekong gần đó. Xem thêm về tiểu sử phục trong quân đội của ông: Tiểu sử Trung sĩ Fletcher Clyde.

Doanh trại Bình Phước tháng 6 năm 1967 | Photo by Fletcher Clyde
Doanh trại Bình Phước tháng 6 năm 1967 | Photo by Fletcher Clyde

Doanh trại Bình Phước là nơi chiếc lược tiếp nối giữa miền Tây và Sài Gòn. Đây được xem là căn cứ quan trọng của quân đội Mỹ vào thời kỳ Vietnam War trước năm 1975.

Toàn cảnh doanh trại Bình Phước - Long An tháng 6 năm 1967 | Photo by Fletcher Clyde
Toàn cảnh doanh trại Bình Phước – Long An tháng 6 năm 1967 | Photo by Fletcher Clyde

Những hình ảnh trực thăng đáp xuống căn cứ hay nhanh chóng cất cánh vào bầu trời lá khá thường xuyên ở doanh trại.

Những hàng cây dừa ven những cánh đồng lúa mang đậm dấu ấn Mekong Delta được ghi lại bởi tác giả.

Khung cảnh những cánh đồng lúa xung quanh doanh trại Bình Phước trước năm 1975.

Hình ảnh bản đồ xưa Long An

Hình ảnh bản đồ xưa thể hiện địa lý chính xác của Long An trước năm 1975. Đây cũng là những tư liệu quý giá về hình ảnh xưa Long An trước năm 1975.

Bản đồ Tân An năm 1965
Bản đồ Tân An năm 1965

Bản đồ thành phố Tân An trước đây năm 1965, sau này được tái bản năm 1990.

Bản đồ Tân An xưa được in lại năm 1990
Bản đồ Tân An xưa được in lại năm 1990

Hình ảnh ghi lại vùng bản đồ chiến lược một số vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long trước đây.

Bản đồ Chợ Lớn - Bến Lức - Thủ Thửa - Tần An - Mỹ Tho - Cần Giuộc - Cần Đước - Gò Công
Bản đồ Chợ Lớn – Bến Lức – Thủ Thửa – Tần An – Mỹ Tho – Cần Giuộc – Cần Đước – Gò Công

Hình ảnh bản đồ thành phố Tân An năm 1970 khá đơn giản.

Bản đồ Bến Lức năm 1970
Bản đồ Bến Lức năm 1970

Xem thêm về những hình ảnh xưa ở miền Tây: