Cá tính uống trà của người miền Tây khá đơn giản. Nó không có nhiều sự cầu kỳ trong cách uống và gần như những thế hệ trẻ cũng không tìm hiểu về cái chuyện uống trà. Tuy vậy khi tìm hiểu, tôi chợt nhận ra mình đã lầm. Người miền Tây có cái cá tính uống trà rất đặc trưng.

Tác và chén trà của người miền Tây thường để trên 1 khay trà nhiều lỗ
Tác và chén trà của người miền Tây thường để trên 1 khay trà nhiều lỗ

Ký ức về cá tính uống trà của miền Tây quê tôi

Hồi nhỏ cứ hay theo ông nội, ngồi kế ông cùng mấy ông chú ông bác. Mẹ nấu sẵn một ấm nước bằng củi cái ấm đen thui thùi lùi, rồi mẹ đổ vào bình thuỷ đem ra cho ông pha trà. Thích nhất là lúc đó đó, ngồi xuống nghe nội cùng mấy ông nói về chuyện này chuyện kia. Có chuyện hiểu, có chuyện không, nhưng chú ý lắng nghe thiếu điều không bỏ sót từ nào. Thời đó mấy ông như là bách khoa toàn thư vậy đó nguồn thông tin của mấy ông phong phú mà lại rất hay nữa. Ngoài mấy cái hay ho nghiêm túc mấy ông còn kể chuyện này chuyện kia rất lôi cuốn, rất là thích luôn…

Thích cái khoảng kể chuyện rừng U Minh, hồi đó cá mắm dữ lắm luôn. Đặt cái lộp có chút xíu mà cá lóc cá rô rồi cá trên kín mít cái lộp không có trút ra được luôn. Rồi nào là rùa mà lấy bao đựng mỗi lần đi đổ lộp đổ lú là nó va vào nhau kêu cóp cóp đã cái lỗ tai gì đâu hà! Rồi nó bò trên bờ nhiều dữ lắm, vô cái vườn nào bịt bịt vạch đám lá chuối hoặc cỏ khô là thấy một hai em rùa đang nằm rụt đầu trong đó.

Đôi khi đem cả Radio ra nghe khi uống trà
Đôi khi đem cả Radio ra nghe khi uống trà

Còn có cái nghề đặt trúm bắt lươn, hồi đó người ta đâu có dùng ống nhựa làm ống trúm đâu. Cha với ông nội làm ống trúm bằng cây tre, đem về cắt khúc tầm mét gì đó rồi đục phần lóng tre ở bên trong. Cái ống trúm nó nặng bà cố luôn, vát mà muốn gãy cái vai vậy. Chiều chiều là cha đi bắt ốc bươu vàng với năn bộp về làm mồi đặt lươn. Cái chiều tầm 4h hai cha con quải cái bao trúm đi đặt. Tui thì được phân công ngồi giữ chiếc xuồng ba lá cho nó đừng trôi với đi theo bầu bạn với cha. Mà trời ơi mấy cái ao, cái mương mà có lươn là nó có con vắt nó quơ quơ. Rồi nó bám dô người nó hút máu, mà đi mần đâu có hay, về tới nhà thấy mình mẩy chỗ nào có máu chảy là vạch ra. Tèn ơi ta nói con vắt nó tròn vo ú nu cưng gì đâu à….

Đặt xong thì chiều mấy ông gần nhà túm lại ngồi uống bình trà, bàn chuyện này chuyện kia… ngồi nói chuyện với nhau thấy vậy chứ loay hoay là 7h tối mấy ổng lại bắt đầu đi thăm, rồi sáng sớm thăm thêm lần nữa. Tới sáng là bắt đầu cũng ngồi nhâm nhi bình trà rồi khoe chiến tích đêm qua à. Coi coi ông nào đặt được nhiều ít bự nhỏ, ngồi uống hết bình này tới bình kia rồi nhà ai về nhà nấy, lại bắt đầu ngày mới, cuộc hành trình mới…

Người miền Tây và cái thói quen uống trà đá

Nguyên nhân việc người miền Tây thích uống trà đá hơn là trà nóng cũng đơn giản. Khí hậu miền Tây đa phần nóng bức, không bị cái khí trời se lạnh như các tỉnh miền Bắc hay các tỉnh miền Trung khác. Ở miền Tây nhu cầu uống trà nóng để xua tan cái lạnh cho những ngày làm việc là gần như không có.

Nhu cầu giải khát cũng được lấp đầy bởi cà phê ở những tiệm cà phê mọc khắp mọi nơi ở các vùng miền Tây. Nó len lỏi từ những hàng quán nhỏ vùng nông thôn đến những quán cà phê thương hiệu lớn. Và còn dễ hiểu hơn khi kêu 1 ly cafe, bạn luôn được tặng kèm 1 ly trà đá lạnh.

Sau này nước đá hình thành và nhân rộng, nó giải quyết cá sự nóng bức từ khí hậu nhiệt đới ở miền Tây. Gần như nhà nào cũng uống nước đá. Trà từ đó chỉ là món trà đá giải khát bình thường buộc phải có với nhịp sống ở miền Tây.

Ngày nào cô bạn nhà trọ sát vách của tôi cũng phải mua nước đá về uống. Vì uống nước lọc thường thì không đã khát, phải cho đá vào uống mới mát lạnh.

Vậy phải chăng phong cách uống trà của người miền Tây là uống trà đá? Không hẳn là vậy, ở đâu đó ở những vùng miệt vườn, những thế hệ cha chú của tôi thỉnh thoảng vẫn pha những ấm trà nóng bừng. Họ uống trà khi có một ngày vui vẻ đặc biệt hay có những vị khách đến thăm nhà. Pha trà mới khách để nói lên sự niềm nở của một người chủ nhà.

Đôi khi đem cả Radio ra nghe khi uống trà
Đôi khi đem cả Radio ra nghe khi uống trà

Trà miền Nam được du nhập từ người Tàu

Ở miền Nam, đặc biệt là miền Tây có nhiều nét văn hóa, ẩm thực du nhập từ nhiều dân tộc khác nhau như Khmer, Chăm và Hoa. Những nét văn hóa du nhập rồi cải biến thấm dần cái hương vị Việt. Ta có thể kể đến như bánh xèo, bánh cống, bánh lá dứa, bánh tai yên. Hay cả món trà cũng xuất phát từ nhóm Ngũ Ban ở vùng Chợ Lớn – Sài Gòn hơn 3 thế kỷ trước.

Người miền Tây còn đặc biệt thích cái tính dễ dãi, thân thiện. Từ những khai trà ấm dành tiếp đãi bạn bè ở những lần hội ngộ. Nó nhân rộng ra thành đãi trà mời khách dịp lễ đám. Càng là bật lớn, trước khi vào bàn tiệc, càng được gia chủ niềm nở rót trà mời bánh. Họ trò chuyện với nhau rồi nhấp từng ngụm trà nóng, trước khi bước vào tiệc nhậu chính.

Nhìn lại những nét xưa của 1 vùng đất mũi huyền thoại: Hình ảnh Cà Mau xưa.