Chùa Thiên Phước là ngôi chùa nằm ven sông Cần Thơ khá gần chùa Hiệp Minh. Nó là ngôi chùa nhỏ theo hệ phái Lâm Tế. Nó làm nổi bật thêm nét văn hóa của hệ phái ảnh hưởng từ Trung Quốc này ở Cần Thơ. Nổi tiếng với sự yên bình, đây là ngôi chùa thú vị để đến cầu an hay lễ Phật.
Địa chỉ chùa Thiên Phước Cần Thơ
Chùa Thiên Phước nằm ở địa phận Cái Răng và cũng khá gần khu vực chợ nổi Cái Răng. Tuy vậy nó lại nằm bên bờ kia sông, gần đối diện với chợ An Bình. Bạn cũng có thể dễ dàng tìm ra nó vì nó nằm gần ngôi chùa Hoa khá nổi tiếng là Hiệp Thiên Cung (Chùa Ông Cái Răng).
Địa chỉ: Đoạn đường ven sông Cần Thơ, Hưng Thành, Cái Răng, Cần Thơ, Việt Nam.
Google Maps: https://goo.gl/maps/r7H679U5nzfPAxE17
Kiến trúc chùa Thiên Phước Cần Thơ
Kiến trúc chùa Thiên Phước Cần Thơ khá đơn giản. Nhưng nó giữ khá nhiều nét đặc trưng của hệ phái Lâm Tế trước đây. Kiến trúc cũng khá đơn giản và không có tầng lầu như các chùa lớn khác. Bên trong sân thỉnh thoảng vẫn bị ngập nước khi nước dâng.
Sân trước chánh điện
Cổng bên ngoài sơn vàng và đề chữ đỏ CHÙA THIÊN PHƯỚC, bên trên hàng chữ Việt có đề tên bằng chữ Hán.
Khoảng sân nhỏ bên trong lót gạch và có trồng nhiều cây xanh. Bạn sẽ nhìn thấy những nét đặc trưng hệ phái Lâm Tế từ ban đầu như: Miếu Thổ Thần, Miếu Ngũ Hành Nương Nương, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát,…
Ở gần cổng vào bạn sẽ thấy phần mộ của các vị trụ trì trước đây.
Đi thẳng vào bạn sẽ thấy 1 miếu nhỏ thờ Thổ Thần với những tượng Thần Tài, Ông Địa khá nhỏ.
Bên trong có 1 miếu Ngũ Hành Nương Nương nhỏ với nhiều bức tượng thờ bên trong. Phía trước có lư hương nhỏ để thắp hương.
Ở giữa có 1 tượng Quan Âm đứng cầm bình cam lộ cao khoảng bằng người thật.
Ở trước chánh điện chùa có bệ thờ 3 vị: Địa Tạng Vương Bồ Tát, A Di Đà Phật, Quan Thế Âm Bồ Tát.
Chánh điện chùa Thiên Phước
Chánh điện chùa khá đặc biêt điện thờ 4 bậc. Cấp cao nhất là 3 tượng Phật như bên ngoài chánh điện: Địa Tạng Vương, Phật A Di Đà và Quan Âm Bồ Tát. Tầng dưới là chư Phật. Tầng dưới tiếp là Phật Mẫu Chuẩn Đề. Tầng dưới tiếp là tượng Phật A Di Đà.
Hai bên bàn thờ là cột gỗ vẽ hình rồng bên trên. Phía trên có dán 2 tấm ván gỗ nâu chữ vàng 2 câu đối chữ Hán.
Xung quanh khuôn viên có nhiều tượng Phật mang dấu ấn của người Hoa (Chùa theo hệ phái Lâm Tế): Giám Trai, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Quan Công, 2 vị hộ pháp,…
Tượng Ngọc Hoàng Đại Đại, Nam Tào, Bắc Đẩu và Quan Thánh Tượng Giám Trai Tượng Vi Đà Hộ Pháp Tượng Tiêu Diện Đại Sĩ
Phía sau chánh điện chùa là nơi thờ Tổ sư Đạt Ma.
Một điều thú vị đây là ngôi chùa tu theo hệ phái Lâm Tế, một hệ phái Phật Giáo ảnh hưởng từ Trung Quốc có lịch sử lâu đời tại Cần Thơ. Nó từng là thịnh hành vào những năm 1900s. Sau này nhiều ngôi chùa Cần Thơ dần mất đi gốc gác, phải tiếp nhận trụ trì từ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đến tiếp quản. Đa phần đều mất đi gốc gác hê phái Lâm Tế cũ.
Một số chùa từng theo hệ phái Lâm Tế ở địa bàn thành phố Cần Thơ: