Giàn Gừa Cần Thơ với hơn 150 tuổi trải qua 5-6 thế hệ khác nhau trông giữ. Nét to lớn hùng vĩ là không thể bàn cãi với độ cao hàng chục mét và diện tích hàng km. Những bộ rễ của chúng luồn lách khắp nơi như những mê cung vậy. Đi vào bên trong càng thấy độ huyền bí của nó nhiều hơn, trông như một bộ phim vậy. Hãy cùng Miền Tây Có Gì tìm hiểu tất tần tật A-Z về cây di sản cổ thụ này nhé!

Giới thiệu về Giàn Gừa - Phong Điền - Cần Thơ
Giới thiệu về Giàn Gừa – Phong Điền – Cần Thơ

Giàn Gừa to lớn ra sao

Diện tích tổng tán cây là 2700m, chiều cao: 12m. Những cây Gừa luồn lách rễ mọc khắp một khu vực như mê cung vậy. Nếu đi sâu vào bên trong có khi bạn sẽ bị lạc mà không biết đường ra. Những rễ cây có độ lớn trung bình khoảng cánh tay người, có rễ lớn thì bự cỡ 2-3 bắp chân người lớn. Những tán cây rộng lớn che phủ bóng mát hàng cây số.

Cách tham quan Giàn Gừa tự túc

Hiện tại có 2 con đường đi từ trung tâm thành phố Cần Thơ đến di tích Giàn Gừa. Tuy vậy phương tiện di chuyển chỉ có thể là xe đạp hoặc xe máy. Đường đi vào khu trung tâm không khá nhỏ, hoặc bạn phải chịu khó đi bộ tầm 2km. Nếu ở Sài Gòn hay Hà Nội thì sau đây là cách di chuyển. Tham khảo địa điểm trên Google Maps về Giàn Gừa.

Địa chỉ: Nhơn Nghĩa, Phong Điền, Cần Thơ, Việt Nam.

Di chuyển từ Hà Nội vào Cần Thơ

Đơn giản và là phương tiện tối ưu nhất chính là máy bay. Bay từ Hà Nội đến Cần Thơ mất khoảng 1 tiếng rưỡi di chuyển. Chắc chắn sẽ là chuyến đi hợp lý cho những ai muốn tham quan Cần Thơ và các tỉnh miền Tây khi đi từ Hà Nội hay các tỉnh miền Trung và Bắc.

Giới thiệu bạn điểm tham quan mới cực tuyệt vời chỉ cách Cần Thơ 40km: Lung Ngọc Hoàng Hậu Giang.

Giàn Gừa flycam
Giàn Gừa flycam

Sau khi đến sân bay bạn có thể đi taxi hoặc xe bus từ đó về lại khách sạn trước khi thuê xe máy di chuyển tiếp từ trung tâm Cần Thơ đến Giàn Gừa.

Bóng cây phủ mất nhiều khu vực Giàn Gừa
Bóng cây phủ mất nhiều khu vực Giàn Gừa

Di chuyển từ Sài Gòn vào Cần Thơ

Phương tiện tối ưu nhất vẫn là xe đồ với hai hãng xe uy tín là Phương Trang và Thành Bưởi. Mỗi ngày đều có các chuyến xe cách 30′ mỗi chuyến với giá khoảng 100.000đ – 120.000đ/vé.

Khi đến Cần Thơ bạn có thể di chuyển bằng xe trung chuyển từ bến xe đến khách sạn nơi bạn ở hoặc đến thẳng bến tàu chợ nổi Cái Răng rồi thuê xe máy hoặc xe đạp di chuyển tiếp.

Nhánh cây Giàn Gừa lớn nhỏ khắp nơi
Nhánh cây Giàn Gừa lớn nhỏ khắp nơi

Đường đi từ Cần Thơ đến Giàn Gừa

Phương tiện tốt nhất là xe máy, nếu di chuyển bằng xe hơi bạn phải đi bộ đoạn đường khoảng 1-2km vào vì đường rất nhỏ. Ngoài ra bạn có thể đến ngay chợ An Bình sẽ có nhiều nơi cho thuê xe đạp để di chuyển, cũng khá thú vị khi chạy xe dọc các con đường làng quê Cần Thơ đấy.

Các nhánh cây tỏa ra khắp nơi
Các nhánh cây tỏa ra khắp nơi

Con đường dễ đi nhất là qua cầu Cái Răng, đi thẳng đường Phạm Hùng và rẽ phải, men theo quốc lộ 61C. Sau đó khoảng 2km đến cây xăng Dương Hùng thì quẹo trái vào hẻm gần đó. Đi thẳng vào là đến di tích Giàn Gừa.

Cách đi thứ 1 từ Cần Thơ đến Giàn Gừa
Cách đi thứ 1 từ Cần Thơ đến Giàn Gừa

Tuy vậy con đường thứ 2 lại hấp dân hơn. Đi men theo Lộ Vòng Cung bạn sẽ đi ngang qua các địa danh nổi tiếng như chợ nổi Cái Răng, lò hủ tiếu Sáu Hoài. Sau đó bạn có thể lựa chọn qua đò ngang hoặc đi thẳng đến kdl Mỹ Khánh và thiện viện Trúc lâm Phương Nam. Sau đó quay lại đi phà qua đường Võ Tánh để đi thẳng đến Giàn Gừa.

Cách đi thứ 2 từ Cần Thơ đến Giàn Gừa
Cách đi thứ 2 từ Cần Thơ đến Giàn Gừa

Giá vé tham quan Giàn Gừa

Giá vé tham quan khu di tích Giàn Gừa là hoàn toàn miễn phí nha bạn. Nơi đây còn phục vụ cả nước uống: nước trà đường, nước lọc đều có đủ. Người dân thân thiện vô cùng, họ là những người con cháu của dòng họ trông coi từ lâu. Hãy tự nhiên trò chuyện và hỏi những thứ thú vị về cây di sản Giàn Gừa này nhé!

Gần đó có khu du lịch Giàn Gừa nữa, bên trong là khu trò chơi dân gian, khu ẩm thực khác nhau. Nó không quá hoành tráng để tham quan nhưng vào nghỉ ngơi ăn uống thì cũng khá ổn. Bên trong có giàn karaoke để phục vụ khách du lịch.

Khu du lịch Giàn Gừa Cần Thơ
Khu du lịch Giàn Gừa Cần Thơ

Đánh giá du khách về Giàn Gừa

Bạn Nina Tran đánh giá 5/5: “Những cành cây trong thật đẹp mắt trong sạch sẽ check in rất ảo nhìn như trong phim cổ tích và những cành có những hình dáng đẹp mắt và ảo ảnh?????????‍♀️??‍♀️??‍♀️??‍♀️”.

Bạn Lan Tâm đánh giá 5/5: “Cám ơn thiên nhiên và vũ trụ đã tạo hoá ra một điều kì diệu như thế ??? Đẹp tuyệt vời luôn í Ngồi dưới gốc cây bạn sẽ cảm nhận được nguồn năng lượng tuyệt vời mà sinh linh cây truyền cho nạ”.

Nhận xét của khách du lịch về Giàn Gừa
Nhận xét của khách du lịch về Giàn Gừa

Sự tích về bà chúa Giàn Gừa

Theo giai thoại xa xưa thì có dòng họ nhà Nguyễn đến khai khẩn khu vực giàn gừa này. Trong quá trình khai hoang không mai lửa bén cháy rụi tan hoang cả rừng cây gừa. Sau đó người trong làng liên tục mắc bệnh lạ không rõ nguyên nhân. Tất cả thầy thuốc đều bó tay chịu thua. Lúc ấy có một vị đạo sĩ đi ngang bảo rằng căn bệnh này là do cây gàn bị cháy khiến bà Thượng Động Cố Hỉ nổi giận. Đây là nơi trú ngụ của Bà từ xưa, vì vậy bây giờ phải trồng lại cây Gừa và lập miếu thờ Bà thì mới mong bình yên.

Cổ miếu Thượng Động Cố Hỉ Cần Thơ
Cổ miếu Thượng Động Cố Hỉ Cần Thơ

Từ đó cây gừa được trồng lại, nó nhanh chóng bén rể luồn lách khắp nơi tạo thành giàn. Từ đó người ta gọi đây là Giàn Gừa. Ngoài ra, nơi đây còn lập một miếu thờ nhỏ bà Thượng Động Cố Hỉ. Tuy miếu thờ không quá lớn nhưng quanh năm luôn nghi ngút hương khói. Hàng năm cứ đến dịp lễ là hàng nghìn người xếp hàng chờ cúng từ ngoài sân đến.

Lịch sử Giàn Gừa

Lịch sử Giàn Gừa này có từ khá lâu với tuổi đời lên đến hơn 150 năm tuổi. Khi Miền Tây Có Gì đến hỏi thì một cô lớn tuổi khẳng định rằng nó đã trải qua 5 đời người từ ông cố của cô đến giờ.

Rễ cây gàn tủa ra như một mê cung
Rễ cây gàn tủa ra như một mê cung

Lịch sử kể lại khác với giai thoại được thêu dệt

Về miếu thờ Thượng Động Cố Hỉ thì nó đã được xây dựng từ năm 1996. Hàng năm cứ đến 28 tháng 2 âm lịch là đến ngày cúng bà. Mọi người đều dâng hương cúng lễ, đặc biệt là con cháu họ Nguyễn.

Tuy theo giai thoại đưa lên hình tượng bà Thượng Động Cố Hỉ. Nhưng theo những người dân ở đây nói lại, nơi này ban đầu là thờ bà cố nhà họ Nguyễn. Miếu thờ không biết từ khi nào dần trở thành một nơi linh thiêng khiến nhiều người dân đến cúng lễ. Những con cháu vẫn ở lại đây quét dọn và chăm sóc miếu thờ dòng họ hàng ngày.

Vừa vào bên trong đã thấy 2 tượng sư tử oai nghiêm
Vừa vào bên trong đã thấy 2 tượng sư tử oai nghiêm

Riêng 2 con hắc bạch hổ hai bên chỗ thờ là được một người dâng tặng vào khoảng năm 2010.

Khu di tích lịch sử Giàn Gừa

Với địa hình nhiều cây phân nhánh, Giàn Gừa trở thành địa điểm nổi bật để thành nơi tập kết, họp bàn của các chiến sĩ cách mạng.

  • Năm 1961 – 1965: Nơi đây là nơi huấn luyện biệt đội nội thành.
  • Năm 1968: Đây trở thành nơi cất giữ vũ khí, đạn dược.
  • Năm 1975: Nơi đây là điểm tập kết quân đội tiến ra Cần Thơ vào tháng 4 năm 1975.

Tháng 4 năm 2013 nơi đây được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.

Cây di sản Giàn Gừa Việt Nam
Cây di sản Giàn Gừa Việt Nam

Tháng 6 năm 2013 nơi đây được công nhận là cây di sản Việt Nam (Khi là cây di sản thì bộ gen sẽ được lưu giữ và cây sẽ được chăm sóc theo chế độ tốt hơn).

Hãy thử xem qua hướng dẫn: Cẩm nang du lịch Cần Thơ.