Hình ảnh Cà Mau xưa gợi nhớ về một vùng quê đẹp và yên bình. Đặc biệt là những tấm hình trước năm 1975 luôn khiến ta xúc động với những dấu ấn xưa cũ thân thương. Đặc biệt, Cà Mau với những tấm hình đồng lúa, mương nước, sông ngòi và cả biển. Cùng Miền Tây có gì nhìn lại 1 phần miền Cà Mau xưa.

Ruộng lúa ở Mũi Cà Mau xưa trước năm 1975
Ruộng lúa ở Mũi Cà Mau xưa trước năm 1975

Một hình ảnh Cà Mau xưa thanh bình

Dù thời gian có trôi qua như thế nào, Cà Mau khắc họa trong mỗi con người dân quê luôn là sự bình yên. Những bến nước, con thuyền, cây dừa, ruộng lúa và những con trâu con bò khắc họa nên một hình ảnh Cà Mau xưa thanh bình và dịu êm.

Làng quê Cà Mau ngày xưa năm 1961 chụp bởi Howard Sochurek
Làng quê Cà Mau năm 1961 chụp bởi Howard Sochurek

Nước sông Cà Mau không trong veo mà có màu đục. Cái màu đen đen của phù sa sông quê làm người ta bồi hồi.

Ghe trên sông năm 1962 ở Cà Mau
Ghe trên sông năm 1962 ở Cà Mau

Cái tình Năm Căn quê mùa của Cà Mau thân thương.

Năm Căn - Cà Mau năm 1962
Năm Căn – Cà Mau năm 1962

Những vùng quê của Cà Mau luôn có những đình thần thiêng liêng trấn dữ. Nơi nước độc rừng thiêng thì đình, miếu đều là những nơi được xem trọng.

Một ngôi đình cổ ở Cà Mau năm 1961 chụp ảnh bởi Howard Sochurek
Một ngôi đình cổ ở Cà Mau năm 1961 chụp ảnh bởi Howard Sochurek

Một vài khu nhà bên cạnh quốc lộ cũng tranh thủ kinh doanh như hàng nước, may đồ. Nhà đa phần là nhà gỗ, mái lá đơn sơ san sát nhau.

Nhà dân ở Cà Mau năm 1962
Nhà dân ở Cà Mau ngày xưa năm 1962

Tuy vậy cũng có hộ gia đình Cà Mau cũng khá giàu có với tường nhà ốp gạch khang trang.

Ngôi nhà xưa ở Cà Mau năm 1962
Ngôi nhà xưa ở Cà Mau năm 1962

Người Cà Mau hay miền Tây chân lắm tay bùn, luôn chăm chỉ làm việc đồng áng. Họ thường mặc bộ đồ bà ba đen và đội chiếc nón lá khá cũ kỹ vì dùng lâu ngày.

Người dân Cà Mau gặt lúa năm 1962
Người dân Cà Mau gặt lúa năm 1962

Một chiếc ghe đậu ven sông Cà Mau.

Sông Cà Mau và cầu Quay năm 1946
Sông Cà Mau và cầu Quay năm 1946

Nhiều nhà ở Cà Mau sử dụng ghe, võ lãi làm phương tiện đi lại chính. Nó cũng giống như việc ngày nay ai cũng đều có xe máy để làm phương tiện di chuyển vậy.

Bến tàu trước nhà dân ở Cà Mau năm 1961 - Ảnh chụp bởi Sochurek
Bến tàu trước nhà dân ở Cà Mau năm 1961 – Ảnh chụp bởi Sochurek

Còn ở đất liền, người ta dùng bò kéo xe thồ để vận chuyển vật nặng. Đây là hình ảnh của một xe bò chở lúa gạo.

Xe bò chở lúa ở Cà Mau năm 1962
Xe bò chở lúa ở Cà Mau năm 1962

Dùng xe bò sẽ rất tiện lợi vì bạn sẽ không cần thi bằng lái. Một đứa con nít được đào tạo dăm ba ngày cũng có thể dùng được.

Xe bò năm 1962 ở Cà Mau
Xe bò năm 1962 ở Cà Mau

Người Cà Mau xưa cũng hay chăn trâu.

Chăn trâu ở Cà mau năm 1962
Chăn trâu ở Cà mau năm 1962

Những người dân đập đá để dựng nên các công trình khác nhau.

Đập đá ở Cà Mau năm 1962
Đập đá ở Cà Mau năm 1962

Khu Bình Hưng nổi tiếng 1 thời ở Cà Mau nhìn từ trên trực thăng xuống.

Làng Bình Hưng ở Biệt khu Hải Yến - Cà Mau năm 1960s nhìn từ trên cao
Làng Bình Hưng ở Biệt khu Hải Yến – Cà Mau năm 1960s nhìn từ trên cao

Những hình ảnh góc chợ quê Cà Mau xưa

Từng có người nói nếu muốn nhìn vùng đất đó người dân có giàu có hay không, hãy đến chợ mà xem. Nếu khu chợ nhộn nhịp thì người dân giàu có, làm ra nhiều sản phẩm mua bán với nhau. Những góc chợ quê Cà Mau ngày xưa vừa yên bình, vừa nhộn nhịp lạ kỳ.

Những đứa trẻ vùng quê Cà Mau năm 1962
Những đứa trẻ vùng quê Cà Mau năm 1962

Nhà Thương Thí – một cái tên này chắc chỉ có dân gốc miền Tây hoặc miền Nam trên 60 tuổi thì mới hiểu là gì. Ngày nay người ta chỉ thường dùng từ bệnh viên, thay thế dần cho cái tên nhà thương.Tiếng “nhà thương” bắt nguồn từ ý nghĩa nhà chữa trị cho người thương tật bịnh hoạn. Nhưng dân miền Nam gắn liền nhà thương với tình thương và chánh phủ đã giúp vun bồi ý nghĩa, niềm tin đó. Ở những nhà thương công bệnh nhân đi khám bịnh, điều trị thì miễn phí, không tốn đồng xu nào. Vì vậy nó còn được gọi là nhà thương thí, (bố thí) cho người nghèo.

Ở Sài gòn lúc trước người có tiền thì người ta đi nhà thương Đồn Đất, hay mấy nhà thương của bang hội người Hoa như Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Sùng Chính… Đương nhiên nhà thương công thì chật chội, không thoải mái tiện nghi, nhưng bù lại các ca bệnh nặng ngặt nghèo thì phải vô nhà thương công (chớ không vô nhà thương tư ngoại trừ nhà thương Đồn Đất), sanh con so thì phải vô Từ Dũ hay Hùng Vương, vì đó là mấy nhà thương thực tập của trường y Saì Gòn, tập trung các thầy, các cô, giáo sư, bác sĩ ưu tú của miền Nam. Thỉnh thoảng có người thân bịnh nhân la bài hải lên “đây là nhà thương chớ đâu phải nhà ghét” khi họ thấy y tá hằn hằn học nặng tay.

Nhà Thương Thi ở Cà Mau năm 1960s
Nhà Thương Thí ở Cà Mau năm 1960s

Một tiệm gạo ở gần chợ trước đây.

Tiệm gạo Cà Mau năm 1962
Tiệm gạo Cà Mau năm 1962

Ba khía là loài có nhiều ở vùng Nam bộ ở Việt Nam, là loài đặc trưng ở vùng Nam bộ, sống tập trung ở vùng nước lợ, mặn, trải từ Cần Thơ đến Sóc Trăng, Cà Mau, nhiều nhất ở U Minh. Ba khía là loài sống trong bãi bồi nước lợ, mặn, dưới những tán đước, mắm rậm rạp, có mặt nhiều ở các vùng Cần Giờ (TP.HCM), Gò Công (Tiền Giang), nhưng nhiều người thích ba khía Rạch Gốc (Cà Mau) vì cho rằng ngon hơn các nơi kia. Ba khía sinh sống nhiều nhất ở vùng bãi bùn nước lợ miệt Cà Mau, Bạc Liêu.

Wikipedia
Bán ba khía ở Cà Mau năm 1962
Bán ba khía ở Cà Mau năm 1962

Một góc chợ sông Ông Đốc ngày trước.

Chợ sông Ông Đốc năm 1968
Chợ sông Ông Đốc năm 1968

Cà Mau xưa có nhiều người gốc Hoa và rất rành tiếng Pháp. Cửa hàng thể thao Đạt Minh trên biển hiệu có chữ Việt, Hoa và cả Pháp.

Cửa hàng dụng cụ thể thao Đạt Minh năm 1961 ở Cà Mau
Cửa hàng dụng cụ thể thao Đạt Minh năm 1961 ở Cà Mau

Một cửa hàng thuốc ở Cà Mau trước đây. Trên cánh cửa bạn sẽ nhìn thấy những poster đậm chất cổ điển.

Hiệu thuốc Cà Mau năm 1962
Hiệu thuốc Cà Mau năm 1962

Những sạp hàng san sát nhau ở khu chợ Cà Mau xưa.

Khu chợ năm 1962 ở Cà Mau
Khu chợ năm 1962 ở Cà Mau

Làng Bình Hưng – Khu biệt lập Hải Yến – Cà Mau

Với sự hỗ trợ từ chính phủ Ngô Đình Diệm, với chính sách hỗ trợ giáo dân Công giáo định cư, tại các khu dinh điền Cái Cám và Bình Hưng, mỗi gia đình được 30 công đất, một con trâu, 2 lu đựng nước, 1 chiếc xuồng, gạo ăn 6 tháng và cất cho 1 căn nhà. Mỗi khu đều xây dựng một nhà thờ lớn, xây tượng Đức mẹ và thánh giá.

Làng Bình Hưng - Cà Mau 1960s
Làng Bình Hưng – Cà Mau 1960s

BIỆT KHU HẢI YẾN NẰM TRONG KHU BÌNH HƯNG. BIỆT KHU QUÂN SỰ ĐƯỢC XÂY DỰNG VỮNG CHẮC VỚI DIỆN TÍCH GẦN 80 HA, XUNG QUANH CÓ BỜ THÀNH BAO BỌC CAO 1,2 MÉT, RỘNG 04 MÉT, TRÊN BỜ THÀNH ĐƯỢC BỐ TRÍ NHIỀU CHÒI GÁC, PHÍA NGOÀI CÓ 5 – 7 HÀNG RÀO DÂY CHÌ GAI, CÓ ĐÓNG ĐỒN BÓT CHỐT GIỮ NHỮNG NƠI CÓ ĐƯỜNG GIAO THÔNG HUYẾT MẠCH ĐỂ KHỐNG CHẾ VÀ KIỂM SOÁT MỌI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI PHƯƠNG. BÊN TRONG CĂN CỨ LÀ MỘT HỆ THỐNG CƠ QUAN DÂN SỰ VÀ QUÂN SỰ ĐƯỢC TRANG BỊ KHÁ HIỆN ĐẠI NHƯ: SÂN BAY, SỞ CHỈ HUY, CỐ VẤN MỸ, NHÀ THỜ, KHU GIA ĐÌNH, TRẠI GIAM, BỆNH VIỆN VÀ NHIỀU LOẠI VŨ KHÍ HẠNG NẶNG, TÀU TUẦN TIỄU…

Làng Bình Hưng trong biệt khu Hải yến Cà Mau 1960s
Làng Bình Hưng trong biệt khu Hải yến Cà Mau 1960s

NĂM 1965, BIỆT KHU HẢI YẾN CÓ QUÂN SỐ DAO ĐỘNG TỪ 1.200 – 1.800 QUÂN, GỒM: TIỂU ĐOÀN BẢO VỆ, THỦY QUÂN LỤC CHIẾN, BẢO AN, THÁM BÁO, BIỆT KÍCH MỸ, DÂN VỆ, PHÒNG VỆ DÂN SỰ, BẢO VỆ HƯƠNG THÔN, PHƯỢNG HOÀNG, ĐỘI XÂY DỰNG NÔNG THÔN VÀ 6 BAN CHUYÊN MÔN: ĐIỀU TRA, HẬU CẦN, HỘ TỊCH, HIẾN BINH, CÔNG BINH, GIAO THÔNG, NGOÀI RA CÒN CÓ HỆ THỐNG TÌNH BÁO, GIÁN ĐIỆP, ĐIỀM CHỈ, MẬT VỤ. BÌNH HƯNG LÀ CHỈ HUY SỞ, XUNG QUANH BÌNH HƯNG CÓ 23 ĐỒN NHƯ: KINH MỚI, QUẢNG PHÚ, VÀM ĐÌNH, DINH ĐIỀN, ĐƯỜNG CÀY, CÁI ĐÔI VÀM, SÀO LƯỚI, CÁI BÁT, RẠCH CHÈO, TÂN QUẢNG, GÒ CÔNG, KINH ĐỨNG, HÀO XUÂN, THỢ MAY, BA TIÊM.

Nhà dân ven 1 con kênh Bình Hưng - Cái Nước - Cà Mau 1960s
Nhà dân ven 1 con kênh Bình Hưng – Cái Nước – Cà Mau 1960s

Ở khu biệt lập Hải Yến có một bến nước, nơi người dân sinh hoạt thường ngày.

Bến tàu Cà Mau ở khu biệt lập Hải Yến năm 1961 - ảnh chụp bởi Howard Sochurek
Bến tàu Cà Mau ở khu biệt lập Hải Yến năm 1961 – ảnh chụp bởi Howard Sochurek

Người dân di chuyển bằng ghe thuyền trên con kênh.

Con kênh làng Bình Hưng thuộc biệt khu Hải Yến - Cà Mau những năm 1960s
Con kênh làng Bình Hưng thuộc biệt khu Hải Yến – Cà Mau những năm 1960s

Linh mục Nguyễn Lạc Hóa đã cùng giáo dân xây dựng một khu biệt lập và dựng nhiều bức tượng thánh. Đây là bức tượng Thánh Micheal đặt trong biệt khu Hải Yến.

Trẻ nhỏ ở Cà Mau chụp hình dưới tượng thánh Micheal ở làng Bình Hưng - Cái Nước - Cà Mau 1960 - ảnh chụp bởi Ricerocket
Trẻ nhỏ ở Cà Mau chụp hình dưới tượng thánh Micheal ở làng Bình Hưng – Cái Nước – Cà Mau 1960 – ảnh chụp bởi Ricerocket

Một lễ tang được linh mục làm lễ.

Tổ chức lễ tang tại nhà thờ Cà Mau năm 1962 - ảnh chụp Howard Sochurek
Tổ chức lễ tang tại nhà thờ Cà Mau năm 1962 – ảnh chụp Howard Sochurek

Hình ảnh giáo xứ ở đây.

Giáo dân Cà Mau tại nhà thờ năm 1961 - Ảnh chụp bởi Howard Sochurek
Giáo dân Cà Mau tại nhà thờ năm 1961 – Ảnh chụp bởi Howard Sochurek

Quan tài được đưa bằng ghe.

Đưa quan tài bằng ghe ở Cà Mau năm 1961 - Ảnh chụp bởi Howard Sochurek
Đưa quan tài bằng ghe ở Cà Mau năm 1961 – Ảnh chụp bởi Howard Sochurek

Người dân cùng đắp đất mộ.

Đắp đất ở Cà Mau năm 1961 - ảnh chụp bởi Howard Sochurek
Đắp mộ đất ở Cà Mau năm 1961 – ảnh chụp bởi Howard Sochurek

Quan tài được đặt vào bên trong.

Người dân Cà Mau đắp đất vào quan tài năm 1961 - ảnh chụp Howard Sochurek
Người dân Cà Mau đắp đất vào quan tài năm 1961 – ảnh chụp Howard Sochurek

Người dân đắp những ngôi mộ dưới sự quan sát của quân lính.

Đắp mộ ở biệt khu Hải Yến - Cà Mau năm 1961 - Ảnh chụp bởi Howard Sochurek
Đắp mộ ở biệt khu Hải Yến – Cà Mau năm 1961 – Ảnh chụp bởi Howard Sochurek

Hòn Khoai

Cà Mau cũng được xem là một bá đảo với 1 phần giáp biển.

Biển Cà Mau năm 1968
Biển Cà Mau năm 1968

Đây là khung cảnh bến tàu của Hòn Khoai thuộc địa phận Cà Mau

Hòn Khoai năm 1968
Hòn Khoai năm 1968

Một căn nhà trên Hòn Khoai.

Một căn nhà ven biển ở đảo Hòn Khoai - Cà Mau năm 1968
Một căn nhà ven biển ở đảo Hòn Khoai – Cà Mau năm 1968

Những ngôi nhà đa phần khá đơn giản.

Ngôi nhà ở đảo Hòn Khoai năm 1968
Ngôi nhà ở đảo Hòn Khoai năm 1968

Căn cứ của Duyên Đoàn 41 – VNCH đóng tại Hòn Khoai.

Căn cứ của Duyên Đoàn 41 VNCH năm 1968 ở đảo Hòn Khoai - Cà Mau
Căn cứ của Duyên Đoàn 41 VNCH năm 1968 ở đảo Hòn Khoai – Cà Mau

Khu dân cư khá ít người tại Hòn Khoai năm 1968 ở Cà Mau.

Hòn khoai trước năm 1975
Hòn khoai trước năm 1975

Bản đồ Cà Mau trước năm 1975

Bản đồ xưa của Mũi Cà Mau năm 1965.

Bản đồ Mũi Cà Mau năm 1965 Xóm Ông Trang - Sông Cửa Lớn
Bản đồ Mũi Cà Mau năm 1965 Xóm Ông Trang – Sông Cửa Lớn

Tỉnh An Xuyên được tách từ Cà Mau. Sau này Bạc Liêu và Cà Mau cũng từng sáp nhập thành 1 tỉnh với tên Minh Hải và đến năm 1991 Cà Mau mới chính thức được tách ra khỏi Bạc Liêu.

Bản đồ tỉnh An Xuyên năm 1973
Bản đồ tỉnh An Xuyên năm 1973

Bảng ráp địa đồ trước năm 1975 một số địa phận Cà Mau.

Bảng ráp địa đồ khu vực Mũi Cà Mau - Xóm Ông Trang
Bảng ráp địa đồ khu vực Mũi Cà Mau – Xóm Ông Trang

Đường Keo năm 1965.

Đường Keo năm 1965
Đường Keo năm 1965

Hình ảnh Cà Mau xưa được Miền Tây có gì tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau trên Internet:

  • Bộ sưu tập ảnh của bạn Tommy Japan 79.
  • Bộ sưu tập ảnh của bạn manhhai.
  • Một số hình ảnh từ Fanpage Nghiên Cứu Lịch Sử.
  • Một số tư liệu nước ngoài tổng hợp lại.

Hiện nay Cà Mau có những điểm du lịch nổi tiếng khác nhau: Vườn quốc gia Mũi Cà Mau.