Lễ hội giỗ tổ nghề cải lương được xem là khá quan trọng trong văn hóa của người Tây Nam bộ. Sự gắng liền, thông dụng cũng như ra đời của cải lương trên chính mảnh đất này làm nên vị trí quan trọng của nó. Hát bội được xem là biến thể của thể loại tuồng. Sau này miền Nam biến thể hát bội trở nên mộc mạc hơn và đặt cho cái tên là cải lương. Nhiều nghệ sĩ đã gắn bó và đưa cải lương trở thành món ăn tinh thần đặc biệt từ xưa ở Tây Nam bộ. Hãy cùng Miền Tây có gì tìm hiểu xem lễ hội giỗ tổ nghề cải lương – bộ môn thuộc văn hóa Nam Bộ xưa có gì nhé!

Một số diễn viên tuồng cổ năm 1915 ở Sài Gòn
Một số diễn viên tuồng cổ năm 1915 ở Sài Gòn

Truyền thuyết và lịch sử lễ hội giỗ Tổ nghề cải lương miền Tây

Sân khấu truyền thống của Việt Nam có nhiều ông tổ khác nhau. Từ những nhân vật có thật trong lịch sử, hay những người mang tính hư cấu trong truyền thuyết. Lịch sử công nhận những người có cống hiến lớn như Đào Tấn, Cao Văn Lầu,… Nhưng cũng có những truyền thuyết hư cấu khác nhau.

Nhiều truyền thuyết và câu chuyện về lễ hội giỗ tổ nghề cải lương
Nhiều truyền thuyết và câu chuyện về lễ hội giỗ tổ nghề cải lương

3 vị hoàng tử là tổ sư

Truyền thuyết kể rằng 3 ông Hoàng Tử có tên là Càn, Chân, Chất vì chán cảnh múa hát giả tạo ở cung đình mà trốn ra ngoài dân gian. Ba ông đem truyền những nghệ thuật hát múa từ cung đình một cách mộc mạc bằng tiếng hát cải lương. Sau này 3 ông chết ở trên cây vông nem.

Từ truyền thuyết mà sau này ngay thờ Tổ của ngành cải lương thường làm bằng cây vông nem và người làm nghề cải lương cũng kiêng cử mang guốc từ gỗ vông.

Nghệ sĩ cải lương Thanh Nga
Nghệ sĩ cải lương Thanh Nga

Ba ông vua, ăn mày, ăn cướp là tổ sư

Nhưng cũng lại có giai thoại khác cho rằng Tổ nghề sân khấu bao gồm ba ông: ông vua, ông ăn mày và ông ăn cướp. Đó là lý do thời xưa, có nghệ sĩ kỵ cho tiền người ăn mày, và cũng có người tin kẻ cướp sẽ không cướp của các đoàn hát.

Ngoài vị tổ sư nghề cải lương, người ta còn thờ nhiều vị tiên hiền và thần thánh khác như: thánh sư, tiên sư, tam giáo đạo sư, thập nhị công nghệ, lão lang đại thần, tiền hiền, hậu hiền,… Ngoài ra còn có Ông Quán và Bà Quán. Hai người có công lớn từng cưu mang nhiều đào, kép trên con đường hành nghề cải lương.

NSND Bạch Tuyết và NSND Ngọc Giàu
NSND Bạch Tuyết và NSND Ngọc Giàu

Ý nghĩa đặc biệt Lễ hội giỗ Tổ nghề cải lương

Một quan điểm không chính thống nhưng khá phổ biến trước đây về ca hát là “xướng ca vô loài”. Những người kép, đào hát thường bị xem thường và mang một thân phận thấp. Tổ nghề không chỉ được xem là vị thần phù hộ mà còn là đức tin để người làm nghề cải lương có tinh thần cứng cáp hơn khi gặp khó khăn. Nó thể hiện nét tinh thần yêu văn nghề, điểm tựa và cả nét uống nước nhớ nguồn.

Ý nghĩa của ngày lễ hội giỗ Tổ nghề Cải Lương
Ý nghĩa của ngày lễ hội giỗ Tổ nghề Cải Lương

Lễ hội giỗ còn là một ngày họp mặt, giao lưu của những người trong nghề với nhau. Tất cả cùng ngồi lại chuyện trò về 1 năm vui buồn, cùng trao đổi những điều đặc biệt của nghề.

Ngoài ra, lễ hội giỗ còn là một minh chứng cho sức sống của nghề truyền thống mang nhiều thăng trầm. Mỗi năm giỗ như một ngày kỷ niệm đáng quý để thờ cúng Tổ sư. Từ đó duy trì sức sống cho một nghề cao quý trải qua nhiều giai đoạn của lịch sử.

Nghệ sĩ cải lương Mỹ Châu
Nghệ sĩ cải lương Mỹ Châu

Thời gian diễn ra

Mỗi năm vào ngày 12/8 âm lịch sẽ tổ chức ngày lễ cúng chính thức. Mọi người thường sẽ tổ chức chuẩn bị từ ngày 10/8. Lễ hội thường chỉ tổ chức trong 1 hoặc 2 ngày.

Ngày lễ giỗ
Ngày lễ giỗ

Năm 2011, Thủ tướng chính phủ đã ký và ban hành quyết định số 13/QĐ-TTg lấy ngày 12/8 âm lịch làm ngày Sân khấu Việt Nam.

Nghi thức ở Lễ hội giỗ Tổ nghề cải lương

Nghi lễ ở lễ giỗ Tổ thường chia thành chung và riêng.

Lễ giỗ chia thành chung và riêng
Lễ giỗ chia thành chung và riêng

Lễ giỗ Tổ chung

Đây là lễ giỗ chung toàn thể nghệ sĩ tại khu vực lớn.

  1. Đầu tiên là 3 hồi trống thỉnh Tổ, chủ tế sẽ làm lễ niệm hương trước bàn thờ Tổ.
  2. Tiếp theo là nghi thức Đại Bội.
  3. Sau đó là phần lễ dâng hương lạy Tổ theo thứ tự từ già đến trẻ.
  4. Hát hầu tổ, các nghệ sĩ biểu diễn tiết mục tâm đắc của mình trong không khí trang trọng và trang nghiêm.
  5. Tiệc rượu. Đây là phần liên hoan vui vẻ cùng những anh chị em trong nghề hay ngoài nghề với nhau.

.. . . . . . . . . . ( ba hồi trống chiến thỉnh Tổ ).. . . . . . . . . . .

Một hồi trống chầu , ba hồi trống chiến, vì vậy mới có câu: Đuôi trống Chầu là đầu trống chiến.

Lễ giỗ Tổ riêng

Đây là lễ giỗ Tổ được các đoàn hát tổ chức riêng các anh em nghệ sĩ trong đoàn. Đây còn được gọi với tên đơn giản là Lễ cúng Ông. Tuy quy mô khách mời có thể nhỏ hơn nhưng lễ hội đôi khi chi tiết và long trọng hơn cả phần Lễ giỗ Tổ chung.

Trước ngày Lễ cúng Ông các đoàn hát sẽ tổ chức 1 số buổi diễn Cúng Tổ. Kinh phí thu được từ những buổi diễn như vậy sẽ được tập trung lại để tổ chức buổi Lễ cúng Ông.

  1. Diễn Cúng Tổ.
  2. 10/8 âm lịch sẽ quét dọn nơi thờ và bàn thờ Tổ. Sau đó tắm gội và thay trang phục cho cốt tượng Tổ Sư.
  3. Sáng 11/8 âm lịch sẽ thiết kế lại nơi thờ Tổ theo đúng phong tục thờ cúng. Hệ thống ngai thờ, hương án, bài vị được sắp xếp theo thứ tự nhất định: Nơi cao nhất là cốt tượng hay ngai thờ Tổ sư, Thánh sư, Tiên sư, Thập nhị công nghệ,… Bên trái sẽ là Bạch hổ (Đầu hổ được xem là Tổ của kép võ). Bên phải là Linh Quan Thổ Địa (Mặt thổ địa cười tươi, đây được xem là Tổ của kép hề). Dưới cùng là bàn thờ ông Ngỗ Nghịch (Người dẹp loạn những đấu đá nội bộ trong nghề). Bên ngoài rạp sẽ lựa chọn một gốc cây to để bàn thờ Ông bà Quán (Mạnh thường quân trước đây các kép, đào khi đi diễn).
  4. Tối 11/8 âm lịch sẽ tiến hành lễ cúng Ông với các món chay như xôi, chè, trái cây, bánh,…
  5. Sáng 12/8 âm lịch sẽ tiến hành lễ cúng Ông với các món mặn như thịt heo, bò, gà, vịt, hải sản,… Khách mời có thể là nghệ sĩ trong đoàn, nghệ sĩ đã giải nghệ, mạnh thường quân hay những bà con quen biết,…
  6. Nghi thức tương tự lễ cúng Tổ chung. Sau 3 hồi trống thỉnh Tổ thì ông bầu (Thay vì 1 người thâm niên như lễ cúng chung) sẽ lên niệm hương trước bàn thờ Tổ. Mọi người sẽ vào dâng hương, tuy vậy thứ tự sẽ là tiên chủ hậu khách rồi mới đến thâm niên (Người trong đoàn trước, sau đó mới đến người ngoài đoàn hát).
  7. Sau cùng là tiệc rượu.

Nơi tổ chức lễ giỗ tổ nghề lớn và nổi tiếng hiện nay không thể không nhắc đến nhà thờ tổ của nghệ sĩ Hoài Linh.

Nguồn tham khảo:

  • Wikipedia.
  • Sách Lễ hội dân gian Nam Bộ của tiến sĩ Huỳnh Quốc Thắng.
  • Một số câu chuyện của nghệ sĩ cả lương được ghi nhận lại.