Điều bạn chưa biết về chợ nổi Cái Răng? Hãy thử làm những trắc nghiệm thú vị và tìm hiểu xem kiến thức bạn đã đủ vượt qua bài TEST này chưa nhé? Đặc biệt là cảm hứng du lịch đến đây qua:

Viền đỏ là sai, còn xanh lá cây là đúng nhé! Bắt đầu test nào!

#1. Lịch sử chợ nổi Cái Răng có khoảng bao nhiêu năm?

“Chợ nổi Cái Răng hình thành từ những năm đầu thế kỷ 20. Chợ nằm trên trục đường thủy sông Hậu nối Cần Thơ đến các tỉnh thành miền Tây khác ở kênh Xáng Xà No. Đặc biệt Cần Thơ với cái danh tiếng Tây Đô.”

#2. Chợ nổi Cái Răng mở cửa thời gian nào trong ngày?

Chợ nổi Cái Răng đi buổi sáng là đẹp nhất. Tuy vậy khu chợ này vẫn có thuyền ghe neo đậu lại khá nhiều để bán vào hôm sau. Có thể nói các ghe thuyền như một ngôi nhà di động và thường người bán neo đậu lại ở đó 1-2 tuần mới về lại đất liền.

#3. Có mấy bến tàu lớn để du khách đi thuyền ra chợ nổi Cái Răng hiện nay?

Hiện nay không chỉ hai bến tàu chính tại bến Ninh Kiều và các bến tàu gần sát chợ nổi Cái Răng. Các bạn còn có thể đặt tàu ngay tại nhiều resort hoặc homestay ven sông. Những homestay luôn có tàu để chở du khách ra ngoài: Cantho Ecolodge, Bình Minh Ecolodge, Mekong Rustic, Nguyen Shack homestay,…

#4. Đặc sản nào không có ở Chợ nổi Cái Răng?

Sau lần ăn thử ấn tượng trên ghe tại chợ nổi Cái Răng trong chuyến du lịch. Gordon Ramsay đã đưa phần thi làm bún riêu The Master Chef ở Mỹ. Ngoài ra, cafe kho là đặc sản lâu đời ở chợ nổi Cái Răng vì họ cần giữ nóng cafe ngay tại ghe.

Ăn khóm cũng là một điều đặc biệt vì bạn được thưởng thức loại trái cây gần như quanh năm đều có bán tại chợ nổi. Và được ngắm nhìn tất cả thuyền ghe ngay trên nóc tàu.

#5. Cách giải thích về cái tên Cái Răng đúng?

Chợ nổi Cái Răng có nhiều câu chuyện và truyền thuyết về cái tên của mình. Tham khảo thêm: Những câu chuyện và truyền thuyết thú vị về chợ nổi Cái Răng.

#6. “Cây Bẹo” là đặc trưng thú vị ở chợ nổi. Cái nào ở đây không nằm trong 4 treo nổi tiếng của nó?

  • Treo gì bán đó: Như đã giải thích ở trên, người dân treo những loại nông sản hay hàng hóa mình bán lên cây bẹo để mời gọi người mua.
  • Treo mà không bán: Đó là chỉ những cây sào treo quần áo của người dân. Đời sống chợ nổi đôi khi mất vài ngày sống trên ghe. Họ ăn uống, giặt giũ ngay tại ghe. Từ đó xuất hiện những loại quần áo treo tại đây.
  • Không treo mà bán: Đó là chỉ những hàng quán di động như cafe, đồ ăn hay món nhậu dành cho người sống trên ghe. Họ sử dụng ghe nhỏ để len lỏi qua hàng trăm ghe thuyền để chào hàng. Khi ấy họ không sử dụng bẹo để mời gọi mà đến tận nơi để bán cho khách hay người dân sinh sống tại đây.
  • Treo cái này bán cái khác: Đối với những người sắp “giải nghệ”, họ không thể nào treo 1 chiếc ghe lên bẹo để bán. Khi ấy họ quy định với nhau rằng sẽ treo 1 chiếc lá lợp nhà hoặc tàu lá dừa lên trên. Để người khác hiểu rằng chủ nhân chiếc ghe đó muốn bán ghe. Treo cái này bán cái khác là ngụ ý như thế.

#7. Những công nhận nào không phải của chợ nổi Cái Răng?

  • Ngày 10/3/2016, chợ nổi Cái Răng được công nhận di sản phi vật thể cấp quốc gia.
  • Năm 2019 Getty Images đưa con kênh đào tại Cần Thơ vào 1 trong 10 con kênh đẹp nhất thế giới. Tuy vậy, chợ nổi Cái Răng chỉ nằm 1 phần trong con kênh đào đó. Con kênh trải dài từ bến Ninh Kiều và đi qua cả chợ nổi Cái Răng.
  • UNESCO chưa công nhận chợ nổi Cái Răng là di sản quốc tế. Lễ hội tổ chức ở Chợ nổi Cái Răng chỉ là công nhận Đờn ca tài tử.
Finish

Results

Chúc mừng bạn! Bạn là một người rất am hiểu về chợ nổi Cái Răng đấy!

Nếu muốn tìm hiểu thêm về chợ nổi: Kinh nghiệm du lịch Chợ nổi Cái Răng.

Khách du lịch ghé thăm chợ nổi Cái Răng Cần Thơ

Thật tiếc, bạn chưa đủ kiến thức vượt qua bài test về Chợ nổi Cái Răng. Hãy thử tìm hiểu thông tin thêm qua bài viết: Du lịch Chợ nổi Cái Răng có gì?

Khách du lịch check in chợ nổi Cái Răng miền Tây