An Sơn Miếu ở Côn Đảo là nơi tâm linh được nhiều khách tham quan khi đến du lịch. Nơi đây ngoài sự linh thiêng lâu đời thì không gian khá yên bình. Kiến trúc không quá nổi bật nhưng cũng có nét đặc trưng riêng. Đặc biệt, nơi đây có 1 truyền thuyết ly kỳ về bà Phi Yến và hoàng tử Cải. Tuy vậy, nó cũng gây nhiều tranh cãi về sự thật lịch sử sau câu chuyện. Hãy cùng Miền Tây Có Gì tìm hiểu tất tần tật về nó An Sơn Miếu nào!
Cách đi An Sơn Miếu
An Sơn Miếu nằm cách trung tâm Côn Đảo khoảng 2km. Nơi đây nằm khá gần hồ An Hải. Nó nằm khoảng giữa trạm Rada 590 và Vân Sơn Tự (Chùa Núi Một). Nơi đây đường khá dễ đi, có chỗ đậu xe hơi và du lịch lớn trước cửa miếu. Tham khảo Google Maps đường đi đến An Sơn Miếu.
Đặc biệt đường vào Miếu An Sơn cực đẹp với hồ An Hải. Một bên là hồ sen, một bên là lục bình phủ xanh mặt nước.
Địa chỉ: Hoàng Phi Yến, Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tham khảo kinh nghiệm du lịch Côn Đảo:
Giá vé tham quan An Sơn Miếu
An Sơn Miếu là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Côn Đảo. Đây là điểm tham quan miễn phí dành cho khách du lịch hành hương viếng miếu. Ngoài ra nhang ở đây đều cung cấp miễn phí cho khách du lịch muốn thắp nhang viếng bà Phi Yến.
Đặc biệt bên ngoài có khá nhiều người dân địa phương bày bán nhiều loại đặc sản rau quả Côn Đảo. Từ những bông sen cúng đến những loại bánh, trái lạ như dứa rừng cho khách du lịch.
Vì đây là miếu thờ, nên bạn lưu ý ăn mặc kín đáo khi viếng thăm. Đặc biệt là áo không hở ngực và quần cao qua đầu gối.
Câu chuyện truyền thuyết về An Sơn Miếu
Đây là một truyền thuyết được lưu truyền và khắc tại bia đá trước An Sơn Miếu. Truyện gắn liền với thời kỳ Nguyễn Ánh lưu lạc bên ngoài và chạy trốn quân Tây Sơn đuổi giết.
Khi ấy Nguyễn Ánh chạy đến Côn Đảo và tạm cư tại đảo một thời gian. Vì bị quân Tây Sơn truy đuổi gắt gao. Nguyễn Ánh tính đến chuyện sang Pháp cầu viên và bàn cùng quần thần của mình. Lúc ấy thứ phi của ngài là bà Hoàng Phi Yến đã can ngăn:
Việc đánh nhau với Tây Sơn là chuyện trong nhà, thiếp nghĩ Chúa công không nên nhờ ngoại bang. Nếu thắng được Tây Sơn cũng chẳng vẻ vang gì mà e còn lắm điều tiếng rối rắm về sau.
Hoàng Phi Yến
Lúc ấy Nguyễn Ánh rất tức giận và cho rằng bà Phi Yến thông đồng với quân Tây Sơn nên xử tội chết. Lúc ấy một số quần thần bèn can gián, trong đó nổi bật là đô đốc Ngọc Lân hết lời khuyên cản. Nguyễn Ánh lúc ấy sợ lòng quân xa cách nên không giết bà Phi Yến. Ông cho người bỏ bà lại 1 hang đá nhỏ ở đảo Côn Lôn và một ít thức ăn. Sau đó ngày đưa thuyền ra khơi tiếp tục chạy trốn quân Tây Sơn.
Khi đó hoàng tử Hội An – con của Nguyễn Ánh và Hoàng Phi Yến – thức dậy không thấy mẹ mình đâu bèn khóc rống lên đòi mẹ. Mọi người dùng mọi cách vẫn không thể nào dỗ nín hoàng tử. Khi ấy Nguyễn Ánh tức giận ném hoàng tử Hội An xuống biển.
Một thời gian sau xác của hoàng tử trôi dạt vào bờ. Người dân xung quanh bèn đem xác người chôn cất gần bãi Đầm Trầu và lập miếu thờ. Mọi người gọi đó là miếu hoàng tử Cải – Tên tục của hoàng tử Hội An là Cải.
“Gió đưa cây cải về trời. Rau răm ở lại chịu đời đắng cay”.
Câu hát tưởng chừng nói về tên của các loài cây. Nhưng thật sự là kể về câu chuyện của hoàng tử Cải (Tên tục hoàng tử Hội An) và bà Lê Thị Răm (Tên tục của bà Phi Yến).
Còn về bà Phi Yến khi ấy được Bạch Vượn và Hắc Hổ ở hang đá cứu sống. Chúng bầu bạn với bà tại hang đá. Một thời gian sau bà tìm được cách thoát ra và đi tìm con mình. Khi ấy bà mới được tin con mình đã chết. Người dân thương cảm bèn lập 1 ngôi nhà nhỏ gần miếu hoàng tử Cải.
Lúc ấy bà Phi Yến sống một mình lẻ loi ở ngôi nhà gần mộ hoàng tử Cải. Một tên đồ tể khi thấy nhan sắc của thứ phi đã thèm muốn, nhân dịp đêm tối mò đến ngôi nhà để cưỡng bức bà.
Tuy vậy khi chỉ vừa nắm được tay, bà đã thét lên chống cự và chạy thoát khỏi tên đồ tể ấy. Người dân khi ấy chạy đến kịp bắt giữ tên đồ tể ấy. Nhưng vì muốn giữ vững đức hạnh của mình, bà Phi Yến đã nhảy xuống biển tự vẫn. Khi ấy người dân lập đền thờ và tổ chức lễ giỗ vào ngày bà mất là 28/10 âm lịch hàng năm.
Sự thật bóp méo của lịch sử để bôi nhọ Nguyễn Ánh?
Lịch sử ghi nhận Nguyễn Ánh khi chạy trốn nghĩa quân Tây Sơn đã chạy đến Hà Tiên và sau đó là Phú Quốc. Nếu xét đơn giản về mặc địa lý thì Côn Đảo quá nghịch đường và cực kỳ khó đi trong điều kiện lúc đó của Nguyễn Ánh.
Rõ ràng đang có 1 lịch sử sai lệch về câu chuyện Nguyễn Ánh và bà Phi Yến cùng hoàng tử Cải tại Côn Đảo. Riêng tác giả của bài viết ở Miền Tây Có Gì nghĩ rằng đây là 1 sự sai lệnh nghiêm trọng về lịch sử và bôi nhọ vua Gia Long nhà Nguyễn.
Lịch sử An Sơn Miếu
Tổng diện tích khu miếu là 4200m2. Kiến trúc tổng thể xây theo hình chữ Nhất. Miếu nhỏ ban đầu được xây dựng từ năm 1785 để thờ bà Phi Yến. Tuy vậy vào năm 1958 nơi này được được xây dựng lại và trải qua một số lần tu sửa nhỏ khác đến nay.
Ngày 18/4/2007, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã công nhận đây là di tích văn hóa cấp tỉnh.
Kiến trúc An Sơn Miếu
Trước An Sơn Miếu là một cổng tam quan với 3 cửa vào. Mái được lợp ngói và cong vút ở đầu. Ở giữa là 3 chữ đề An Sơn Miếu. Điều đặc biệt là kiến trúc không có Hán tự đề bên trên mà chỉ 3 chữ thuần Việt.
Tiến vào bên trong là không gian vườn rộng rãi nhiều cây cối. Những cây xanh vươn cao phủ đầy bóng mát cả sân vườn. Đặc biệt tròn đó có nhiều cây thị rừng trăm năm tuổi. Bên ngoài sẽ là một bia đá ghi lại truyền thuyết về bà Phi Yến và hoàng tử Cải.
Trước miếu là một hòn non bộ và cột cờ đỏ sao vàng, nhiều băng ghế đá cho khách tham quan nghỉ ngơi và một bộ lư hương lớn. Kiến trúc miếu cũng là mái ngói và 3 cổng vào. Tuy vậy bên trên đề 3 chữ Hán tự có nghĩa An Sơn Miếu.
Bên trong miếu thờ chính là tượng bà Phi Yến. Ngoài ra còn thờ đô đốc Ngọc Lân và nhiều vị thần khác. Bên trái là 4 chữ quốc thái dân an, bên phải là 4 chữ phong điêu vũ thuận. Bên phải miếu còn có một bộ chuông để gõ khi có người khấn vái.
Đánh giá của khách du lịch về An Sơn Miếu trên mạng xã hội
Bạn Thang Le đánh giá 5/5: “1 nơi rất tâm linh”.
Bạn Tran Huu Tien đánh giá 5/5: “Cũng như các miếu bà khác trên lãnh thổ việt nam, những người phụ nữ công khai phá được dân việt phong thần, thánh… thờ cúng và miếu như là chứng tích về những cư dân lâu đời trên đảo Miếu thờ thờ Thứ phi phi yến vợ vua nguyễn ánh, Câu chuyện để chứng minh sự trong sáng của mình …. và nơi đây để tưởng nhớ bà…”
Bạn Chương Nguyễn Duy Vũ đánh giá 5/5: “Tâm linh”.
Lễ hội ở An Sơn Miễu
Lễ giỗ của bà Phi Yến được tổ chức vào ngày 18/10 âm lịch hàng năm. Tuy vậy vào đêm 17/10 al mọi người đã tập trung để cúng xôi chè, mâm quả. Mọi người hành hương dân lên những món đồ để cầu xin phước lộc về nhà. Đêm đó mọi người sẽ tổ chức văn nghệ linh đình. Đặc biệt là tổ chức những văn nghệ đờn ca tài tử, hát cho nhau nghe những làn điệu ca cổ miền Tây da diết.
Sáng ngày 18/10 âm lịch sẽ là ngày lễ chính thức. Một người trưởng tộc tuổi cao sẽ đứng ra làm lễ khấn. Mọi người xếp lễ vật hoa quả, bánh trái lên những chiếc mâm. Những người phụ nữ sẽ đội mâm lên đầu và xếp thành hàng trong lễ cúng.
Trương tộc lúc ấy sẽ đọc văn khấn cầu bà Phi Yến một mùa vụ tốt, người dân ra biển được bình yên và quốc thái dân an. Sau đó sẽ là những lời cầu khấn của những người hành hương khác khi đốt nhang dâng lễ.
Sau khi lễ kết thúc, mọi người sẽ cùng nhau dùng tiệc ở Miếu. Những tiếng nói cười rôm rả của những người khách tạo thành bầu không khí rộn ràng ở An Sơn Miếu.