Hình ảnh xưa Bến Tre gắn liền với đạo thống huy hoàng và độc đáo của ông Nguyễn Thành Nam (Hay còn gọi là ông Đạo Dừa). Những hình ảnh tư liệu về Đạo Dừa kể lại những điều quý giá và góc nhìn khác về người được xem là lập dị độc đáo. Hãy cùng Miền Tây có gì tìm hiểu về những hình ảnh xưa của nó nhé!
Đạo Dừa là một đạo thống được ông Nguyễn Thành Nam (Hay còn gọi là ông Đạo Dừa) sáng lập. Đạo thống này tuy chưa được công nhận chính thức bởi nhà nước Việt Nam nhưng nó khả phổ biến ở Bến Tre ngày đó.
Đạo Dừa sở dĩ có tên như vậy là vì ông Nguyễn Thành Nam từng khổ tư ở 1 hòn đảo. Ông ăn dừa, uống dừa trong 1 thời gian dài, từ đó cũng gọi là ông Đạo Dừa.
Ông thử nghiệm hòa đồng dân tộc bằng cách nuôi chuột và mèo sống chung với nhau trong một lồng. Qua hình ảnh này ông chứng-minh là hai kẻ đối nghịch vẫn có thể “sống chung hòa bình” và mong muốn Việt Nam sẽ không còn chiến tranh. Năm 1967, ông có nhờ báo chí tuyên truyền đạo của mình và vận động ra tranh cử tổng thống Việt Nam Cộng hòa.
Những điều quái dị mà ông Đạo Dừa từng làm: Quái dị ông Đạo Dừa báo VTC.
Hình ảnh của ông Đạo Dừa – Nguyễn Thành Nam luôn là đề tài được bàn tán nhiều và được xem là đề tài để báo chí khai thác lúc bấy giờ. Tính cách có phần lập dị, sự giàu có mang đến những chủ đề giật gân được nhiều người theo dõi. Khi ấy hình ảnh xưa Bến Tre càng gắn liền nhiều hơn với ông Nguyễn Thành Nam.
Năm 1963, ông Nguyễn Thành Nam đến Cồn Phụng thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre xây dựng chùa Nam Quốc Phật, và tại đây ông lập ra đạo Dừa. Ông đặt mua một xà lan lớn có sức chứa hàng trăm tấn, thiết kế làm ba tầng đưa về neo đậu bên một khu đất, trên đó xây dựng một số tháp, đài, nhà khách, vườn hoa…
Vị trí cồn Phụng hiện nay: Địa chỉ trên Google Maps Cồn Phụng Bến Tre.
Ông còn cho xây dựng nhiều yếu tố phong thủy, thần linh bên trong như đàn hòa bình với yếu tố âm dương, các cột rồng của Đạo giáo; biểu tượng thiên chúa của Công giáo hay các tượng Phật A Di Đà, Phật Di Lặc của Phật giáo.
Hiện nay khu chùa Nam Quốc Phật được cải tạo xây dựng thành khu du lịch Cồn Phụng và Cồn Tứ Linh: Kinh nghiệm du lịch Cồn Phụng – Cồn Tứ Linh Bến Tre.
Đàn cầu nguyện của Đạo Dừa ở Cồn Phụng gần Mỹ Tho năm 1969 Biểu tượng Phật và Chúa hòa hợp của Đạo Dừa năm 1969 – 1970 – Photo by Bob Lee Chùa ông Đạo Dừa (Nam Quốc) Bến Tre năm 1969 – 1970 – Photo by Bob Lee Cầu cảng của Đạo Dừa tại Bến Tre năm 1969 – 1970 – Photo by Bob Lee Đánh chuông – Photo by Bob Lee Đàn cầu của Đạo Dừa tại Cồn Phụng gần Mỹ Tho trước đây năm 1969-1970 – Photo by Bob Lee Đàn cầu nguyện của Đạo Dừa ở đảo Phượng Hoàng năm 1969
Ngày 21 tháng 5 năm 1971, tại Cồn Phụng, ông tuyên bố ra tranh cử Tổng thống. Ông đạo Đừa, người có tuyên bố chính nổi tiếng là ông đã không tắm trong 24 năm, nói rằng ông sẽ ra tranh cử tổng thống miền Nam Việt Nam vào tháng 10, tự tin rằng ông có thể mang lại hòa bình trong vòng hai tháng.
Ngày 10-9-1969 Các đệ tử của ông Nguyễn Thành Nam, ông già 60 tuổi vận động cho hòa bình thường được biết đến là ông đạo dừa, cầu nguyện trong một buổi lễ cầu siêu tại Cồn Phụng trong vùng ĐBSCL của Nam VN cho ông HCM vừa qua đời. Lễ cầu siêu này là buổi lễ duy nhất được tổ chức cho vị cố lãnh đạo Cộng sản tại Nam Việt Nam – (AP Wirephoto qua radio từ Saigon).
Tín đồ đạo Dừa miền Nam Việt Nam năm 1968 Tín đồ Đạo Dừa cầu nguyện tại Cồn Phụng năm 1969 Những đứa trẻ cầu nguyện cho hòa bình kỷ niệm ngày quân Nhật đánh bom ở miền Nam Những bô lão cầu nguyện trong lễ của Đạo Dừa tại Bến Tre năm 1968
Những biểu lễ cầu an, cầu siêu hay cầu hòa bình thế giới của Đạo Dừa đều khá hoành tráng và thu hút nhiều tín đồ khác nhau.
Ông Đạo Dừa cũng giao lưu khá nhiều người nổi tiếng. Ông từng mời nhiều diễn viên và nhà báo đến thăm hòn đảo của mình.
Diễn viên kiêm nhà báo Sean Flynn (Con trai Erroll Flynn và John Steinbeck III ở đảo Dừa năm 1969 Ông Đạo Dừa và con trai nhà văn John Steinbek trong thời gian đi lính tại Việt Nam Ông Đạo Dừa và Sean Fflynn John Steinbeck III
Vì vậy, nhắc đến những hình ảnh xưa Bến Tre người ta luôn gắn liền với đạo thống Đạo Dừa từng huy hoàng và rất “độc đáo”.
Xem thêm về những hình ảnh xưa ở miền Tây: