Hình ảnh xưa Cần Thơ gợi nhớ về 1 vùng Tây Đô phồn hoa ở ĐBSCL với những tư liệu ảnh xưa quý hiếm. Chúng ta sẽ khắc họa rõ hơn những hình ảnh xưa của bến Ninh Kiều, con đường đại lộ hay những khu vực trung tâm vẫn không quá nhiều thay đổi. Đặc biệt qua hình ảnh bạn sẽ nhìn lại những trang phục, nét văn hóa chợ búa xưa hay những chân dung thú vị.

Hình ảnh Trung tâm Cần Thơ xưa (Downtown)

Hiện nay Cần Thơ là đô thị loại 1 cùng với Đà Nẵng, Hải Phòng. Thành phố Cần Thơ dù xưa hay nay đều là trung tâm văn hóa, kinh tế và có vị trí quan trọng ở ĐBSCL. Nơi đây đã được xây dựng thành một downtown trung tâm phát triển từ thời Pháp thuộc. Những hình ảnh đặc trưng như bến Ninh Kiều, các đường phố, những vùng dân cư ven sông,… Cùng xem lại bộ ảnh trung tâm downtown xưa tại Cần Thơ.

Xem thêm hình ảnh lung linh của một Cần Thơ rực rỡ: Hình ảnh Cần Thơ về đêm.

Bến Ninh Kiều và khu chợ ven sông xưa

Bến Ninh Kiều từ xưa vốn là trung tâm trao đổi hàng hóa, là nơi có vị trí địa lý ven sông thuận tiện chở hàng ra trung tâm. Khu chợ cổ ven sông hay những dãy nhà phố là điểm đặc trưng đại diện sự phồn hoa của vùng đất mệnh danh Tây Đô. Nhắc đến ảnh xưa Cần Thơ chúng ta phải nói đến bến Ninh Kiều.

Hình ảnh con đường ăn uống hiện nay nối với nhà lồng chợ cổ Cần Thơ. Xem bản đồ vị trí nhà lồng chợ hiện nay: https://goo.gl/maps/sWFE6MraoV3JNV1GA

Khu chợ cổ Cần Thơ thập niên 1960
Khu chợ cổ Cần Thơ thập niên 1960

Hiện nay bến Ninh Kiều là trung tâm du lich, một nơi vui chơi giải trí người dân và đã dẹp bỏ những khu chợ ở trung tâm bến Ninh Kiều. Tuy vậy những ngôi nhà cổ vẫn còn được giữ gìn cho đến ngày nay. Một số nơi tuy có cải tạo nhưng nét kiến trúc hơi hướng Pháp vẫn nguyên vẹn.

Đến bây giờ bến tàu vẫn tấp nập những người neo đậu vào buổi sáng. Họ thường chở khách du lịch từ bến Ninh Kiều tham quan chợ nổi Cái Răng. Bạn có thể xem thêm những hình ảnh bến tàu và khu chợ nổi Cái Răng nổi tiếng: Khám phá chợ nổi Cái Răng.

Bến tàu xưa tại bến Ninh Kiều
Bến tàu xưa tại bến Ninh Kiều
Chợ ở bến Ninh Kiều năm 1966 - 1977 ở Cần Thơ | Photo by Waynecam
Chợ ở bến Ninh Kiều năm 1966 – 1977 ở Cần Thơ | Photo by Waynecam

Khu vực của đứa bé đang đứng sau này được cải tạo thành Nhà hàng du thuyền Cần Thơ.

Đứa nhỏ chụp hình ở bến Ninh Kiều
Đứa nhỏ chụp hình ở bến Ninh Kiều
Sông và chợ Cần Thơ xưa (Nay là khu vực bến Ninh Kiều)
Sông và chợ Cần Thơ xưa (Nay là khu vực bến Ninh Kiều)

Mỹ Xuyên Tửu Lâu sau này được cải tạo thành nhà hàng du thuyền Ninh Kiều.

Nhà hàng du thuyền Mỹ Xuyên Tửu Lâu Cần Thơ năm 1972 - 1973 | Photo by Rick Stayner
Nhà hàng du thuyền Mỹ Xuyên Tửu Lâu Cần Thơ năm 1972 – 1973 | Photo by Rick Stayner

Khung cảnh nơi neo đậu tàu thuyền ở 1 chỗ vắng tại bến Ninh Kiều xưa.

Sông Cần Thơ nơi tàu neo đậu ở gần bến Ninh Kiều năm 1968
Sông Cần Thơ nơi tàu neo đậu ở gần bến Ninh Kiều năm 1968

Chùa Ông là ngôi chùa khá nổi tiếng tồn tại hàng trăm năm. Đến nay nét kiến trúc của nó vẫn còn giữ gìn khá nguyên vẹn như ngay thời kỳ thành lập. Nó cũng là một di tích văn hóa lịch sử khắc dấu ấn lâu dài của một hình ảnh xưa Cần Thơ. Tìm hiểu về kiến trúc, hình ảnh và lịch sử: Chùa Ông bến Ninh Kiều Cần Thơ.

Chùa Ông ở bến Ninh Kiều năm 1974
Chùa Ông ở bến Ninh Kiều năm 1974

Hình ảnh trường Đại học Cần Thơ xưa

Đại học Cần Thơ từ nhiều năm luôn là trường đại học top đầu của ĐBSCL và cả nước. Nó giữ vị trí chủ lực của một trường công lập cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và số lượng lớn cho miền Tây. Hình ảnh xưa Cần Thơ hay ngày nay, ĐH Cần Thơ luôn chiếm vị trí quan trọng trong việc trồng người.

Xem thêm về hình ảnh, thuyết minh: Đại học Cần Thơ.

Viện đại học Cần Thơ năm 1967
Viện đại học Cần Thơ năm 1967
Cơ sở thư viện trường Đại học Cần Thơ CTU xưa
Cơ sở thư viện trường Đại học Cần Thơ CTU xưa
Viện đại học Cần Thơ đang xây dựng các công trình phụ khác năm 1968
Viện đại học Cần Thơ đang xây dựng các công trình phụ khác năm 1968
Sinh viên nghiên cứu mẫu vật ở khoa nông nghiệp đại học Cần Thơ xưa
Sinh viên nghiên cứu mẫu vật ở khoa nông nghiệp đại học Cần Thơ xưa

Ký ức chiếc xe xích lô (xe lôi)

Tiền thân của xe lôi (xích lô) là xe 3 bánh do người Pháp chế tạo. Sau này xuất hiện khá nhiều ở Việt Nam, nó vừa dùng chở người, chở đồ vật khá tiện lợi. Tuy vây sau này nó dần biến mất và khá hiếm gặp ngày nay. Không chỉ là hình ảnh xưa Cần Thơ mà còn là hình ảnh xưa nhiều tỉnh thành vùng miền khác ở miền Nam Việt Nam trước 1975. Nó là 1 ảnh hưởng lớn mà người Pháp để lại.

Thi bằng lái xe lôi năm 1968
Thi bằng lái xe lôi năm 1968

Những địa điểm trung tâm khác

Dù đến ngày nay, chắc hẳn các bạn sẽ nhận ra nhiều con đường và những nét kiến trúc xưa vẫn còn nguyên vẹn. Sau hàng chục năm, vết tích người Pháp, người Mỹ luôn giữ nét ảnh hưởng nhất định đến vùng đất Cần Thơ. Hình ảnh xưa Cần Thơ luôn có dấu ấn của nét kiến trúc từ thời Pháp thuộc.

Những nữ sinh đường Phan Đình Phùng năm 1958 | Phía trước là ngã tư Phan Đình Phùng - Ngô Quyền
Những nữ sinh đường Phan Đình Phùng năm 1958 | Phía trước là ngã tư Phan Đình Phùng – Ngô Quyền
Những nữ sinh THPT tụ tập trên một góc phố Cần Thơ năm 19958
Những nữ sinh THPT tụ tập trên một góc phố Cần Thơ năm 19958
Nay là đường Ngô Gia Tự, bên phải là kho bạc nhà nước Cần Thơ năm 1960 | Hiện nay nằm ngay góc đường xuống bến Ninh Kiều
Nay là đường Ngô Gia Tự, bên phải là kho bạc nhà nước Cần Thơ năm 1960 | Hiện nay nằm ngay góc đường xuống bến Ninh Kiều
Đường Phan Đình Phùng ở Cần Thơ năm 1967
Đường Phan Đình Phùng ở Cần Thơ năm 1967
Góc ngã ba bến Ninh Kiều - Đại lộ Ngô Quyền đi đến đèn 3 ngọn Cần Thơ năm 1967
Góc ngã ba bến Ninh Kiều – Đại lộ Ngô Quyền đi đến đèn 3 ngọn Cần Thơ năm 1967
Một trong những dãy phố phía phải đường Ngô Quyền đi xuống cột đèn 3 ngọn
Một trong những dãy phố phía phải đường Ngô Quyền đi xuống cột đèn 3 ngọn

Nếu chưa nhận ra, bạn có thể xem thêm hình ảnh: Hình ảnh thánh phố Cần Thơ ngày nay.

Một công viên nhỏ ở trung tâm thành phố Cần Thơ năm 1965
Một công viên nhỏ ở trung tâm thành phố Cần Thơ năm 1965
Một ngôi nhà lá treo biển bán nhà ở Cần Thơ năm 1965
Một ngôi nhà lá treo biển bán nhà ở Cần Thơ năm 1965
Đoạn đường ven sông mang tên Lê Văn Duyệt nối liền với bến Ninh Kiều | Trước là bến Lê Lợi
Đoạn đường ven sông mang tên Lê Văn Duyệt nối liền với bến Ninh Kiều | Trước là bến Lê Lợi
Biển báo nằm ngay phía bên kia đường của một trại trẻ mồ côi tại tỉnh Phong Định (Thuộc địa bàn Cần Thơ ngày nay)
Biển báo nằm ngay phía bên kia đường của một trại trẻ mồ côi tại tỉnh Phong Định (Thuộc địa bàn Cần Thơ ngày nay)
Ngã 4 bến xe mới - Còn gọi là Công Trường Tự Do trước năm 1975
Ngã 4 bến xe mới – Còn gọi là Công Trường Tự Do trước năm 1975
Ngân hàng nhà nước Cần Thơ năm 1967 - 1968
Ngân hàng nhà nước Cần Thơ năm 1967 – 1968
Nghi thức của tôn giáo trên đường phố Cần Thơ năm 1955
Nghi thức của tôn giáo trên đường phố Cần Thơ năm 1955

Khu vực vòng xoay khá nổi tiếng, nó nối đường Nguyễn Trãi, bến Ninh Kiều và đại lộ Hòa Bình, nằm cạnh công viên Tao Đàn. Nơi đây khá nhiều lần cải tạo với các chức năng khác nhau. Ban đầu là vật trang trí và làm chốt vòng xoay giao thông cho đoạn nối các đường. Sau này nó được cải tạo thành một lô cốt phòng thủ sau sự kiện Mậu Thân 1968. Chi tiết sự kiện trên Wiki: Sự kiện Tết Mậu Thân 1968.

Tòa hành chính tỉnh Phong Dinh - Nay là bảo tàng Cần Thơ
Tòa hành chính tỉnh Phong Dinh – Nay là bảo tàng Cần Thơ
Sạp hàng bánh mì ở chợ Cần Thơ
Sạp hàng bánh mì ở chợ Cần Thơ

Chùa Khmer Munirangsay vẫn còn và giữ nguyên nết kiến trúc đặc trưng người Khmer ngày nay ở Cần Thơ. Chi tiết về lịch sử, hình ảnh và kiến trúc: Chùa Munirangsay Cần Thơ.

Trừng Phan Thanh Giản là ngôi trường khá nổi tiếng. Nét kiến trúc từ thời Pháp nổi bật đến ngày nay. Tuy vậy sau 1975 nó đã đổi tên thành trường THPT Châu Văn Liêm và được cải tạo lại sau khi có hiện tượng hư hỏng vào vài năm trước.

Địa chỉ Google Maps trường Châu Van Liêm ngày nay: https://goo.gl/maps/ov9phgUZmWTyHv956

Một số kiến trúc ở các đoạn đường trung tâm khác.

Một cửa hàng ở đường Hùng Vương Cần Thơ năm 1972 - 1973 | Photo by Rick Stayner
Một cửa hàng ở đường Hùng Vương Cần Thơ năm 1972 – 1973 | Photo by Rick Stayner

Cây cầu quay Cái Răng từng khá nổi tiếng. Tuy vậy nó đã được phá bỏ và xây dựng thành cây cầu mới. Bạn có thể xem clip về cây cầu cũ bên dưới.

Cầu Quay Cái Răng Cần Thơ năm 2000
Cầu Quay Cái Răng Cần Thơ năm 2000
Cầu xi măng Cần Thơ thập niên 1920s
Cầu xi măng Cần Thơ thập niên 1920s

Những vở diễn ca kịch hay rạp chiếu phim là những hoạt động giải trí cuối tuần hấp dẫn giới tri thức và các tầng lớp khác khi xưa ở Cần Thơ.

Trung tâm văn hóa Mỹ là nơi học tập và trao đổi về nét văn hóa Hoa Kỳ ngày xưa ở Cần Thơ.

Trung tâm văn hóa Mỹ ở Cần Thơ năm 1965
Trung tâm văn hóa Mỹ ở Cần Thơ năm 1965
Trường tiểu học Tân An 1
Trường tiểu học Tân An 1
Tư dinh riêng tỉnh trưởng TP Cần Thơ trước 1975
Tư dinh riêng tỉnh trưởng TP Cần Thơ trước 1975
Khu hành chính và cảnh sát ở Cần Thơ năm 1972 - 1973 | Photo by Stayner
Khu hành chính và cảnh sát ở Cần Thơ năm 1972 – 1973 | Photo by Stayner
Xe đẩy hàng hóa qua đường phố Cần Thơ
Xe đẩy hàng hóa qua đường phố Cần Thơ
Buôn bán thuốc lá ngoài chợ đen
Buôn bán thuốc lá ngoài chợ đen
Ty Thông Tin tỉnh Cần Thơ năm 1970 - Mọi người tập trung xem vụ án bắt giữ cần sa số lượng lớn
Ty Thông Tin tỉnh Cần Thơ năm 1970 – Mọi người tập trung xem vụ án bắt giữ cần sa số lượng lớn
Bến xe Chợ Mới Cần Thơ năm 1965
Bến xe Chợ Mới Cần Thơ năm 1965
Khách sạn Phan Thành Cần Thơ năm 1968
Khách sạn Phan Thành Cần Thơ năm 1968
Đường này trước năm 1975 có tên là đường Mặc Tử Sanh | Nay là đường 30 tháng 4 nối liền từ đường Tham Tướng đến cầu Đầu Sấu
Đường này trước năm 1975 có tên là đường Mặc Tử Sanh | Nay là đường 30 tháng 4 nối liền từ đường Tham Tướng đến cầu Đầu Sấu
Kiến trúc một ngôi chùa ở Cần Thơ năm 1974
Kiến trúc một ngôi chùa ở Cần Thơ năm 1974
Mái nhà của một văn phòng hành chính tại Cần Thơ năm 1965
Mái nhà của một văn phòng hành chính tại Cần Thơ năm 1965

Sân bay Cần Thơ là phi trường quân sự nổi bật khi ấy. Tuy vậy sau này nó đã được mở rộng và xây dựng thành Sân bay Quốc tế Cần Thơ.

Bản đồ sân bay Cần Thơ ngày nay trên Google Maps: https://goo.gl/maps/tWDjYKZM98DgRAY17

Lễ khánh thành khu trù mật VỊ Thanh - Hỏa Lựu năm 1960
Lễ khánh thành khu trù mật VỊ Thanh – Hỏa Lựu năm 1960

Những hình ảnh khác nổi bật về vùng đô thị “sông nước” ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Ký ức về vùng ngoại ô Cần Thơ

Những khung cảnh nổi bật về vùng ngoại ô sông nước, các đoạn đường lớn nối Cần Thơ đến các tỉnh thành miền Tây khác.

Chân dung người xưa

Chân dung đời thường của những đứa trẻ, thầy cô, những người làm việc trong các văn phòng hay đơn giản là nhưng người buôn bán ở chợ ngày xưa ở Cần Thơ.

Trại trẻ mồ côi ở Cần Thơ
Trại trẻ mồ côi ở Cần Thơ
Đứa bé ôm chặt người mẹ sau chiếc xe đạp
Đứa bé ôm chặt người mẹ sau chiếc xe đạp
Đứa nhỏ gành hàng trên vay đi qua chợ Cần Thơ xưa
Đứa nhỏ gành hàng trên vay đi qua chợ Cần Thơ xưa
Học sinh đi diễu hành ở Cần Thơ xưa
Học sinh đi diễu hành ở Cần Thơ xưa

Chân dung những cô gái Việt làm việc tại văn phòng quân khu 4 ở Cần Thơ xưa. Đây là những tư liệu quý về trang phục, kiểu tóc xưa của các cô gái văn phòng Việt Nam.

Người phụ nữ mặc áo dài truyền thống Việt Nam năm 1967 - 1968 ở Cần Thơ | Photo by Waynecam
Người phụ nữ mặc áo dài truyền thống Việt Nam năm 1967 – 1968 ở Cần Thơ | Photo by Waynecam
Thầy cô trường Nam tiểu học Cần Thơ thập niên 1960s
Thầy cô trường Nam tiểu học Cần Thơ thập niên 1960s
Cô bé trong 1 lớp học năm 1970
Cô bé trong 1 lớp học năm 1970
Chỉ đạo giao thông ở một chốt giao thông đông đúc tại Cần Thơ xưa
Chỉ đạo giao thông ở một chốt giao thông đông đúc tại Cần Thơ xưa
Ông thợ nhổ răng bán thuốc dạo trong lúc chưa có khách
Ông thợ nhổ răng bán thuốc dạo trong lúc chưa có khách
Người phụ nữ sống trong 1 túp lều ven sông Cần Thơ năm 1965
Người phụ nữ sống trong 1 túp lều ven sông Cần Thơ năm 1965
Người lính Mỹ ngồi trên một đài ăng ten cao gần sông Hậu năm 1967 - 1968
Người lính Mỹ ngồi trên một đài ăng ten cao gần sông Hậu năm 1967 – 1968
Công đoàn Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm tại Cần Thơ năm 1968 | Photo by Allan Sather
Công đoàn Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm tại Cần Thơ năm 1968 | Photo by Allan Sather
Hai đứa bé ở trên đường phố Cần Thơ xưa
Hai đứa bé ở trên đường phố Cần Thơ xưa

Hình ảnh Không ảnh Cần Thơ xưa

Không ảnh xưa Cần Thơ tái hiện vùng ĐBSCL trù phú trước đây từ trên cao.

Tranh cử và bầu cử ở Cần Thơ xưa

Học sinh tham gia buổi diễn hành chào mừng và cổ động cho kỳ bầu cử Quốc Hội Lập Hiến được tổ chức trên toàn miền Nam VN vào ngày Chủ nhật 11-9-1966 (trước Tết Trung Thu khoảng hai tuần nên nhiều học sinh có mang theo lồng đèn, hoặc có thể lồng đèn được nhà trường hay những người tổ chức mít tinh phát cho).

Bên cạnh đó là hoạt động các xe diễu hành khắp các đường phố trung tâm thành phố Cần Thơ bấy giờ.

Những nhân viên của sở thông tin ở Cần Thơ VNCH xưa cũng đi rải truyền đơn đến các vùng nông thôn tại Cần Thơ.

Nữ sinh áo dài cầm vật dụng chứa thông tin phiếu bầu
Nữ sinh áo dài cầm vật dụng chứa thông tin phiếu bầu

Sau đó là các cuộc vận động bầu cử Tổng thống VNCH năm 1967 ở Cần Thơ. Miền Tây và Cần Thơ là địa điểm thu hút cử tri khá quan trọng của nhiều ứng cử viên Tổng thống bấy giờ.

Vết tích chiến tranh Cần Thơ trước năm 1975

Chiến tranh luôn mang lại những ảnh hưởng lớn lao về đời sống, vật chất và con người. Một số hình ảnh về vết tích và ảnh hưởng chiến tranh đến Cần Thơ thời kỳ Vietnam War.

Tòa nhà đầy vết đạn bắn ở Cần Thơ năm 1967 xưa
Tòa nhà đầy vết đạn bắn ở Cần Thơ năm 1967 xưa
Nơi quân đội nghỉ ngơi
Nơi quân đội nghỉ ngơi
Trại Yết Kiêu của Hải Quân ở đầu đường tại bến Ninh Kiều
Trại Yết Kiêu của Hải Quân ở đầu đường tại bến Ninh Kiều
Vết thương sau cuộc bạo động ở Cần Thơ trước năm 1975
Vết thương sau cuộc bạo động ở Cần Thơ trước năm 1975
Gia cố hầm nổi trong trại Lê Lợi - Nơi đặt trụ sở Bộ tư lệnh Quân Khu 4
Gia cố hầm nổi trong trại Lê Lợi – Nơi đặt trụ sở Bộ tư lệnh Quân Khu 4
Quân đội VNCH đi qua một con kênh cạn nước năm 1970 -1971
Quân đội VNCH đi qua một con kênh cạn nước năm 1970 -1971

Xem thêm về những hình ảnh xưa ở miền Tây: