Hình ảnh xưa An Giang bao gồm các ảnh tại Long Xuyên, Châu Đốc và Tịnh Biên. Đây là những vùng có vị trí địa lý quan trọng chiến lược. Những hình ảnh tái hiện vùng thị xã khá phát triển với nhiều cơ sở vật chất, ngoài ra là những đặc trưng như phố chợ, cảnh ven sông hay những khung cảnh núi non đặc trưng của vùng Thất Sơn. Hãy cùng miền Tây nhìn lại bộ tư liệu hình ảnh xưa An Giang này nhé!

Hình ảnh xưa Long Xuyên An Giang

Năm 1876 hạt Long Xuyên được thành lập, năm 1900 Long Xuyên được mở rộng thành tỉnh lỵ. Hiện nay, Long Xuyên trở thành thành phố trực thuộc tỉnh An Giang.

Ở Long Xuyên ban đầu dịch vụ cầm đồ do chính quyền tỉnh quản lý. Sau năm 1925 cho Cty Hui Bon Hoa – Ogliastro thầu (tất nhiên là lãi suất… phải được chính quyền phê duyệt). Tòa nhà này có thể do Hui Bon Hoa xây sau năm 1925.

Tiệm Cầm Đồ Long Xuyên thập niên 1920s
Tiệm Cầm Đồ Long Xuyên thập niên 1920s

Một rạp chiếu phim nổi tiếng ngày xưa tại Long Xuyên.

Rạp chiếu phim MInh Hien tại Long Xuyên | Photo by Christopher Ness
Rạp chiếu phim Minh Hien tại Long Xuyên | Photo by Christopher Ness

An Giang là một trong những tỉnh chiến lược quân sự bấy giờ nên nó được xây 1 phi trường riêng.

Phi trường Long Xuyên | Photo by Basallion
Phi trường Long Xuyên | Photo by Basallion

Trường học và môi trường giáo dục của nó cũng là một phần quan trọng ở Long Xuyên.

Hồ Nguyễn Du hiện nay là công trình kiến trúc ngay trung tâm thành phố Long Xuyên. Một phần hồ giáp với bờ sông Hậu, 1 phần giáp với lộ lớn và nhiều cây cối xanh tươi xung quanh.

Địa chỉ hồ Nguyễn Du trên Google Maps hiện nay: https://goo.gl/maps/suT3dbCZ1gfT62717

Một số kiến trúc và khung cảnh khác ở Long Xuyên xưa.

Cầu Hoàng Diệu khá nổi tiếng ở trung tâm Long Xuyên hiện nay. Đây là cây cầu nối 2 bên bờ trung tâm của Thành phố Long Xuyên. Nó nối thẳng trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu qua khu vực nhà thờ chánh tòa Long Xuyên.

Địa chỉ hiện nay cầu Hoàng Diệu tại Long Xuyên: Cầu Hoàng Diệu Google Maps.

Cầu Cái Sắn Lớn cũng là cây cầu đặc biệt. Nó là nơi tiếp giáp hai tỉnh Cần Thơ (Thốt Nốt) và An Giang (Long Xuyên). Địa chỉ Google Maps cầu Cái Sắn Lớn: https://goo.gl/maps/B5UBYu6tVqpyrE5G9

Cầu vào Long Xuyên 1920-1935 (Nay là cầu Cái Sắn gần phà V Cống, hướng Lộ tẻ lên Long Xuyên) ở Quốc lộ 91
Cầu vào Long Xuyên 1920-1935 (Nay là cầu Cái Sắn gần phà V Cống, hướng Lộ tẻ lên Long Xuyên) ở Quốc lộ 91

Khung cảnh trung tâm và khu chợ Long Xuyên xưa cũng khá nổi bật và nhộn nhịp.

Khung cảnh xung quanh trung tâm Long Xuyên bấy giờ.

Ngoài những công trình hiện đại, hình ảnh xưa Long Xuyên An Giang cũng gắn liền khá nhiều với dòng sông, bến nước, con thuyền. Những điều đậm chất Nam bộ của vùng ĐBSCL.

Những hình ảnh đời thường thú vị đặc biệt ở Long Xuyên ngày trước khắc họa một hình ảnh An Giang xưa nhiều hơn.

Chúng ta cũng không thể không nhắc đến nghề dệt truyền thống ở Long Xuyên lưu truyền từ xa xưa đến ngày nay (Tuy đã ít hơn trước rất nhiều).

Nghề truyền thống kéo sợ dệt vải ở cù lao Giêng Long Xuyên
Nghề truyền thống kéo sợ dệt vải ở cù lao Giêng Long Xuyên

Phật giáo Hòa Hảo ra đời tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) vào năm 1939 do Huỳnh Phú Sổ sáng lập.

Một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo với tóc để dài búi trên đầu khoảng năm 1970
Một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo với tóc để dài búi trên đầu khoảng năm 1970

Long Xuyên được biết đến là vùng đất có khá đông tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. Vùng đất này cùng với Châu Đốc và Cần Thơ là những nơi đông tín đồ nhất. Với phần giáo lý nhập đời (Tu nhân tu đức) nên tín đồ Phật giáo Hòa Hảo thường và chạm nhiều với các sự kiện chính trị khác nhau.

Công trình chùa Phật Giáo Hòa Hảo
Công trình chùa Phật Giáo Hòa Hảo

Nhiều lần bị áp bức và đàn áp vì xung đột lợi ích, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã tổ chức quân đội riêng và tổ chức huấn luyện thường xuyên. Tim hiểu rõ hơn về: Phật Giáo Hòa Hảo Wikipedia.

Ngoài đạo thống Phật giáo Hòa Hảo xuất phát từ An Giang, Long Xuyên cũng có khá nhiều tôn giáo khác.

Năm 1964, Tướng McNamara nguyên là Bộ trưởng Quốc Phòng bấy giờ đến thăm Long Xuyên, ông cũng là người chịu trách nhiệm đưa ra chiến dịch tác chiến trong Vietnam War. Đi cùng ông trong chuyến tham khu vực trung tâm các tín độ Phật Giáo Hòa Hảo là ký giả Pháp Francois Sully, Nguyễn Xuân Oánh, Thủ tuớng Khánh và tướng Taylor.

Hình ảnh xưa Châu Đốc An Giang

An Giang là vùng đất có sự thay đổi to lớn nhất. Ban đầu địa giới Châu Đốc thuộc Hà Tiên, sau đó đổi thành tỉnh An Giang. Sau đó thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng Hòa, Châu Đốc được tách ra thành tỉnh lỵ riêng biệt. Nhưng đến thời Việt Nam sau năm 1975, nó được sáp nhật vào địa giới tỉnh An Giang.

Không ảnh Châu Đốc thập niên 1960s
Không ảnh Châu Đốc thập niên 1960s

Nhắc đến Châu Đốc ngày nay, người ta hay nhớ đến núi Sam với những ngôi chùa hay khung cảnh núi non xanh tươi. Tuy vậy những khung cảnh sông nước đặc trưng của Châu Đốc, một vùng đất thuộc ĐBSCL, từ xưa đến nay vẫn là nét thân thương nhất.

Đặc biệt là con kênh Vĩnh Tế là con kênh huyết mạch quan trọng ở An Giang từ khi thành lập đến nay.

Kênh Vĩnh Tế đào song song với đường biên giới Việt Nam-Campuchia, bắt đầu từ bờ tây sông Châu Đốc thẳng nối giáp với sông Giang Thành, thuộc thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang ngày nay.

Nó xây dựng từ năm 1819 đến 1824 mới hoàn thành (Trải qua 3 giai đoạn). Ước tính trong 5 năm, các quan phụ trách đã phải huy động đến hơn 90.000 dân binh. Tổng số ngày công là 3.463.500, và khối lượng đất đào là: 2. 8 45.035 m³.

Wikipedia

ĐBSCL cũng nổi tiếng về những cánh đồng lúa. Chắc hẳn ai cũng nhớ về những ngày chăn trâu ở cánh đồng ngày xưa.

Một số hình ảnh đặc trưng vùng nông thôn Châu Đốc.

Những người môi giới chợ đen di chuyển qua một đàn gia súc tại một khu chợ ngoài trời bên ngoài Châu Đốc, phía Tây của Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam, ngày 25 tháng 7 năm 1970. Gia súc được buôn lậu qua biên giới từ Campuchia. Ở hậu cảnh, phía trước của một ngôi chùa Phật giáo [chùa Tây An, Châu Đốc], là một đoàn xe tải di chuyển vào Campuchia cho một chiến dịch quân sự.

Khu chợ gia súc họp ở trước chùa Tây An - Châu Đốc năm 1970
Khu chợ gia súc họp ở trước chùa Tây An – Châu Đốc năm 1970

Ngoài những đặc trưng riêng vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Châu Đốc còn nổi tiếng với những ngôi chùa linh thiêng lâu đời.

Đền miếu cũng là nét đặc trưng, đặc biệt là lăng mộ ông Thoại Ngọc Hầu dưới chân núi Sam. Ngay cả bây giờ, nó vẫn là nơi cúng viếng đông đúc.

Đặc biệt các lễ hội như lễ Cầu Yên là nét đặc trưng mà bạn nên tìm hiểu.

Nét văn hóa của vùng An Giang xưa hay Châu Đốc không chỉ là chùa chiềng. Mà nó còn là sự giao hội giữa nhiều dân tộc sinh sống tại vùng đất này: Khmer, Chăm, Hoa, Kinh,…

Những ngôi chùa Khmer luôn là điển hình nhất cho nét văn hóa Khmer Nam Bộ.

Hay đến ngày nay, Châu Đốc cũng là đại diện cho vùng dân cư người Chăm sinh sống tại ĐBSCL.

Đặc biệt là những làng dệt vải của người Chăm vẫn tồn tại và duy trì đến ngày nay. Nó trở thành nét văn hóa lưu giữ xa xưa đại diện 1 phần cho văn hóa Nam bộ.

Dệt xà rông ở Châu Đốc xưa
Dệt xà rông ở Châu Đốc xưa

Ngoài nhưng chùa chiềng hay thánh đường đạo Chăm, thị xã Châu Đốc còn có nhiều nhà thờ như: Chủng Viện Á Thánh Phụng.

An Giang – Châu Đốc là xứ sở của những người đi khai hoang, lao động cật lực mà hình thành. Những người Hoa, người Kinh xuôi từ vùng ngoài vào khẩn hoang. Những người xây dựng và gắn bó dần với vùng đất hoang sơ của ĐBSCL. Nhiều dòng tộc thường gọi là Tộc Họ Nhà Lớn. Dòng họ Lê Công cũng là dòng họ tương tự thế.

Theo tư liệu mà chúng tôi có được thì dòng họ Lê Công người gốc Thanh Hóa, vào đến Vĩnh Long lập nghiệp, sau đó sang Châu Đốc khẩn hoang vào cuối thế kỷ XVIII. Người đầu tiên đến lập làng Chu Phú là Ông Lê Công Thoàn. Gia phả còn cho biết Thừa biểu tôn của dòng họ Lê là Ông Lê Công Chăng, Phương liệt kế tằng tổ là Ông Lê Công Lội; Tằng tổ mẫu là Bà Huỳnh Thị Vương. Ông Lê Công Lội có 3 người con là Lê Công Thoàn, Lê Công Tấn và Lê Công Báu. Dòng dõi Lê Công hiện nay được thờ tự tại Nhà lớn, còn gọi là Lê Công từ đường, Lê phủ từ đường.

Cầu Levis hay còn với nhiều cái tên như cầu gỗ, cầu máy, cầu quay ở Châu Đốc năm 1899

Năm 1897, để thay chiếc cầu gỗ, cầu Levis (còn gọi là cầu Máy, cầu Quay) được khởi công xây dựng, đến năm 1899 thì hoàn thành. Mỗi ngày ba lần, vào giờ giấc quy định, hai nhịp thép được nhấc lên để tàu bè xuôi ngược. Vị trí chiếc cầu quay này nằm ở gần bờ sông Hậu, nối thẳng đường Long Xuyên Châu đốc tại cua Lò Siêu hiện nay. Năm 1985, cầu được khởi công xây dựng lại bằng bê tông cốt thép, đến năm 1987 thì được đưa vào sử dụng. Cầu mới đặt tên là cầu Nguyễn Trung Trực được thiết kế có hai nhịp bằng thép, đặt trên hai trụ móng bằng xi măng.

Cảnh quan bên trong khu chợ Châu Đốc trước kia.

Cơ sở vật chất vùng Châu Đốc không quá nổi bật, nhưng vùng trung tâm cũng khá nhiều công trình lớn. Trước đây vùng đất này cũng là trung tâm tỉnh lỵ.

Thời Pháp, trường tiểu học được phân thành trường Nam sinh và Nữ sinh.

Hình ảnh trên cao nhìn xuống 1 khu bungalow ven sông.

Không ảnh Châu Đốc xưa
Không ảnh Châu Đốc xưa

Thời Pháp thuộc là thời kỳ đô hộ, tuy vậy nó cũng đánh dấu thế hệ chuyển giao về những nét văn hóa, cơ sở vật chất của Việt Nam. Những con đường quốc lộ thời kỳ bấy giờ được xây dựng xuyên các tỉnh miền Tây để tăng cường thông thương.

Tịnh Biên là vùng đất giáp ranh Campuchia. Tuy hiện nay địa lý hành chính khác biệt với Châu Đốc, nhưng ngày xưa nó là đơn vị hành chỉnh thuộc Châu Đốc.

Trại huấn luyện Chi Lăng dùng để cuấn luyện và đào tạo quân nhân bộ binh cấp hạ sĩ quan và binh sĩ cho Quân khu 4 của VNCH. Đây là 1 trong 2 trại huyến luyện ở An Giang bấy giờ (Điều đặc biệt là cả miền Tây lục tỉnh chỉ có 3 trại huấn luyện quân trường). Chứng tỏ, địa thế nhiều dãy núi khác biệt của Châu Đốc – An Giang là nơi giao tranh quyết liệt thời Chiến Tranh Việt Nam trước năm 1975.

Hình ảnh dân và quân cũng không quá gay gắt như vẫn thường được mô tả.

Quân đội Mỹ và người dân xây dựng căn cứ quân đội ở Châu Đốc xưa
Quân đội Mỹ và người dân xây dựng căn cứ quân đội ở Châu Đốc xưa

Những thôn làng không hẳn là địa lý hành chánh xác thực ở An Giang. Thời kỳ khai hoang thời Nguyễn, những địa lý hành chính thay đổi liên tục. Người ta không rõ việc thôn này, làng này trong 5-10 năm tới và trước đây thuộc chính xác khu vực hành chính nào. Sau này việc thay đổi cũng bị mất đi tính khách quan lịch sử vì địa bạ thường bị mất hay lạc đâu đó. Tuy vậy nhiều khu thôn làng nổi tiếng vẫn tồn tại và gắn kết đến ngày nay.

Tìm hiểu về: Làng Châu Phú xưa – Ngôi làng thuộc tỉnh An Giang nhưng có lịch sử lâu đời hơn nó.

Hình ảnh đồi núi của núi Sam.

Núi Sam Châu Đốc xưa
Núi Sam Châu Đốc xưa
Quang cảnh ở Tịnh Biên thập niên 1920s
Quang cảnh ở Tịnh Biên thập niên 1920s
Trại lính khố đỏ ở Châu Đốc khoảng năm 1895
Trại lính khố đỏ ở Châu Đốc khoảng năm 1895

Hình ảnh bản đồ An Giang trước năm 1975

Bản đồ luôn là thứ thể hiện tốt nhất địa lý, đơn vị hành chính của một tỉnh thành. An Giang trước năm 1975 có nhiều sự khác biệt so với hiện nay nhiều điều.

Nguồn gốc của tên gọi Châu Đốc cho đến ngày nay vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Một số người cho rằng tên gọi này chỉ là cách nói trại ra từ một tiếng Cam Bốt là Meàth Chruk, có nghĩa là mõm heo, là tên gọi trước đây của cù lao được hình thành bởi Sông Tiền và Sông Hậu, sông Naréa và Sông Vàm Nao. Người Khmer cũng gọi cù lao này là SlaKét (cây cau dại). Một vài người lại nghĩ rằng theo những ký tự dùng để viết chữ Châu Đốc, thì nguồn gốc thực sự có thể là (Châu), có nghĩa là tỉnh và (Đốc), có nghĩa là bất diệt,…

Wikipedia
Bản đồ Nam Kỳ Lục Tỉnh trước năm 1861
Bản đồ Nam Kỳ Lục Tỉnh trước năm 1861
Bản đồ tỉnh An Giang trước năm 1975
Bản đồ tỉnh An Giang trước năm 1975
Bản đồ địa hình tỉnh Long Xuyên năm 1920
Bản đồ địa hình tỉnh Long Xuyên năm 1920
Bản đồ Long Xuyên năm 1924
Bản đồ Long Xuyên năm 1924
Bản đồ tỉnh Châu Đốc năm 1890
Bản đồ tỉnh Châu Đốc năm 1890

Đây là hệ thống tương tự các tuyến xe trước đây.

Hệ thống bưu trạm nông thôn (Giờ thư đến và chuyển thư) năm 1924
Hệ thống bưu trạm nông thôn (Giờ thư đến và chuyển thư) năm 1924

Xem thêm về những hình ảnh xưa ở miền Tây: