Chùa Bửu Liên Cần Thơ hay còn gọi là chùa Cây Bàng. Đây là ngôi chùa khá cổ, cùng thời với chùa Nam Nhã ở Bình Thủy. Tuy ngôi chùa đã có nhiều thay đổi sau nhiều lần trùng tu. Nhưng nó vẫn lại một số nét lịch sử xưa với 1 số tượng Phật cổ, những nét thờ tự như Ngũ Hành nương nương hay miếu thổ thần. Ngoài ra chùa còn khá nổi tiếng bởi vị trụ trì thượng tọa Thích Minh Thành.
Kiến trúc chùa Bửu Liên (Chùa Cây Bàng)
Chùa nằm trong một con hẻm nên cảm nhận đầu tiên là khuôn viên trông có vẻ không quá lớn. Tuy vậy bạn sẽ bất ngờ là chùa có chiều dọc khá dài. Chùa xây dựng các kiến trúc 2 tầng (Phòng khách, chánh điện và nhà đựng tro cốt) nên tiết kiệm khá nhiều diện tích.
Cổng chùa Bửu Liên
Cổng chùa có diện tích nhỏ nên chỉ làm 1 cửa (Đa phần chùa khác đều là cổng tam quan – 3 cửa). Tuy vậy cánh cổng sơn son thếp vàng nhìn rất bắt mắt. Mái ngói là mái âm dương màu ngọc.
Bảng hiệu ở giữa ghi tên CHÙA BỬU LIÊN, ở trên là dòng chữ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM, ở dưới ghi lại địa chỉ của chùa là 23/71/4 Mạc Đỉnh Chi. Bên trái bảng hiệu là chữ Từ Bi, bên phải là chữ Trí Tuệ. Hai cột bên cổng ghi lại 2 câu đối.
Trên đỉnh mái khắc hình tượng lượng long tranh châu. Như nhiều chùa Phật giáo khác, trái châu ở giữa được cách điệu thành bánh xe pháp luân, xung quanh có điêu khắc thêm ký hiệu hoa sen.
Khu vực sân
Trong sân là vườn Lâm Tỳ Ni, các mộ tháp và có khu vực thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Xung quanh trồng nhiều chậu cây xanh.
Vườn Lâm Tỳ Ni mô phỏng lại khi đức Phật vừa ra đời. Người bước đi 7 bước, mỗi bước là một đóa hoa sen. Ngày chỉ tay lên trời và nói Duy Ngã Độc Tôn. Các bức tượng được đặt trên một bệ cao gần nửa mét, lót thảm cỏ. Phía sau là 1 bức tường khung cảnh quốc gia của ngài. Phía trên bảng hiệu ghi LÂM TỲ NI, 2 bên là 2 dòng thơ đối.
Bên cạnh tiểu cảnh vườn Lâm Tỳ Ni có 1 miếu thổ thần nhỏ.
Gần đó có 1 tương di lặc nhỏ tầm khoảng 30cm đặt trên một nhánh cây.
Đi thẳng vào bên trong sẽ thấy một số tháp mộ.
Ở giữa là nơi thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Tượng cao khoảng 2m đặt trên một đầu rồng. Ở trước làm một lư hương bằng đồng và 2 chú chim phượng bằng đồng 2 bên.
Chánh điện
Chánh điện có 2 tầng.
Tầng 1
Đặt ngay trước chánh điện tầng 1 là tượng bồ tát Thiên Thủ Thiên Nhãn cao khoảng 1 mét.
Nơi thờ chính của chánh điện là Phật A Di Đà. Tượng Phật A Di Đà màu trắng cao khoảng 2 mét đứng trên 1 bệ sen. Ở hai bên là những đường hào quang khắc nổi, vừa là nơi có thể để các ngọn nến nhỏ. Cuối ánh hào quang là một tượng Phật nhỏ đặt lên khoảng 10cm. Phía trên hai bên đặt các tượng Phật trên bệ, mỗi tượng cao khoảng 25cm.
Chánh điện thông với nhà bếp bên trái.
Tầng 2
Tầng 2 là Đại Hùng Bảo Điện.
Bàn thờ Phật A Di Đà đặt trên bệ tam cấp.
Ở giữa là 1 tượng lớn của A Di Đà với tư thế ngồi và nhiều tượng Phật khác xung quanh: bậc 3 là 3 tượng Phật bằng gỗ tư thế đứng, ở bậc 2 là có 2 tượng bồ tát hai bên và 1 tượng Phật chỉ tay lên trời, bậc 1 phía trước là 7 tượng Phật nhỏ.
Phía trên là 1 bảng gỗ ghi 4 chữ Đại Hùng Bảo Điện.
Hai lối đi ra phía sau đặt mỗi bên 9 tượng la hán bằng gỗ, mỗi tượng cao khoảng 25cm. Lối đi thông ra nơi thờ Tổ sau chánh điện.
Phía sau là điện thờ các trụ trì và phương trượng chùa Bửu Liên trước đây. Hai bức hình đặt cao nhất là: Sư ông Núi Tượng – Cố đại Lão Hòa Thượng – Thượng Thiên Hạ Tường và Đại lão Hòa Thượng Chơn Dung – Bửu Liên Phương Trượng – Thượng Thiên Hạ Tâm. Bên dưới là nhiều bài vị và hình ảnh các hòa thượng.
Đặt đối diện là bàn thờ Tổ Sư Đạt Ma.
Bên trái là tượng Quan Thánh Đế Quân và Giám Trái, bên phải là tượng Phật Di Lặc và nhiều vị bồ tát xung quanh.
Nhà tro cốt và điện Ngũ Hành Nương Nương
Ngay cạnh cổng vào chùa Cây Bàng là điện thờ 2 tầng. Tầng dưới thờ Ngũ Hành Nương Nương và tầng trên là phòng chứa hũ tro cốt Phật tử gửi tại chùa.
Điện thờ Ngũ Hành Nương Nương
Ở giữa là bàn thờ 8 bức tượng Mẫu đặt trên 1 bục cao khoảng 1m. Ở giữa bàn thờ là tượng thờ THƯỢNG ĐỘNG CỐ HỶ – CHÚA XỨ NGUYÊN PHONG.
Bên phải là đầy đủ 5 vị ngũ hành nương nương.
Bên trái là 2 vị Địa Mẫu và Thiên Hậu.
Phía sau là bức tường sơn đỏ, khắc 2 hình tượng phượng hoàng và các đường vân mây màu vàng. Ở giữa là chữ Ngũ Hành bằng tiếng Hán màu đen. Hai cây cột chống sơn đỏ và khắc nổi hình rồng vàng uống lượn trên cột.
Bên trái và phải của bàn thờ là Tả Ban và Hữu Ban tọa vị. Mỗi bên đều có 1 kim bài lớn sơn son thếp vàng với chữ Việt cách điệu bên trên.
Phòng chứa hũ cốt
Tầng trên là phòng chứa tro cốt và hình cầu siêu các Phật tử gửi vào chùa.
Những hũ tro cốt lưu giữ ở chùa Nơi để hũ cốt
Bên trong còn có một bàn thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát trong lồng kính khoảng nửa mét.
Khu vực khác
Bên trái chánh điện là nhà bếp và khu vực ăn uống. Bên phải đi thẳng vào là phòng trụ trì chùa.
Bên phải chánh điện còn có một tòa nhà khác. Phía trước là bàn thờ Phật Ai Đà. Phía sau là phòng khách cho các tăng ni hay khách nghỉ lại.
Bàn thờ Phật Ai Di Đà tư thế ngồi, 2 bên có 2 tượng Hộ Pháp bằng gỗ, xung quanh nhiều tượng Phật khác nhau. Phía trước là 1 tượng Phật Di Lặc. Bên phải còn có 1 bàn thờ với nhiều tượng Phật. Đa phần ở đây là các tượng Phật cũ trước đây của chùa Bửu Liên trước khi trùng tu.
Một số bức tượng cũ Một số tượng Phật cổ trước đây
Đường đi chùa Bửu Liên Cần Thơ
Chùa Bửu Liên nằm gần trung tâm thành phố, trong 1 con hẻm nhỏ và khá khó tìm. Nó nằm thông với đoạn đường hồ Xáng Thổi, 1 khu vực rất hay bị lạc dù là người ở tại Cần Thơ nhiều năm. Nó nằm khá gần chùa Khmer Pitu.
Giờ mở cửa: 6h30 – 20h30.
Số điện thoại: +84935924314.
Địa chỉ: 22/71/4 Đường Mạc Đĩnh Chi, An Cư, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Google Maps: https://goo.gl/maps/fgW3oBqrsXmj2G38A
Khách tham quan đánh giá về chùa
Bạn Thanh Nguyễn đánh giá 5/5: “Khuôn viên tuy hơi nhỏ nhưng yên bình tĩnh lặng. Quan trọng là thượng tọa trụ trì thiết giảng rất hay về nhân quả.”
Bạn MH Thai đánh giá 5/5: “Đánh giá của khách tham quan về chùa Bửu Liên (Chùa Cây Bàng) – Cần Thơ.”
Tìm hiểu một số ngôi chùa cổ xưa khác tại Cần Thơ: