Chùa Bửu Pháp Cần Thơ là ngôi chùa Nam Tông thu theo hệ phái Theravāda (Phật giáo Nguyên Thủy). Kiến trúc và đường lối tu hành theo định hướng Nam Tông. Tuy vậy chùa cũng có nhiều nét khác biệt nhất định so với chùa Khmer khác. Ngôi chùa có kiến trúc đẹp, khuôn viên rộng rãi và nằm ngay trung tâm thành phố. Điều đặc biệt khi đây là ngôi chùa Nam Tông nhưng lại có 2 tượng thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và được xem là rất linh thiêng. Hãy cùng Miền Tây có gì giải đáp tất cả các thắc mắc và tìm hiểu chi tiết về ngôi chùa đó nhé!

Chánh điện chùa Nam Tông Bửu Pháp
Chánh điện chùa Nam Tông Bửu Pháp

Kiến trúc chùa Bửu Pháp Cần Thơ

Diện tích chánh điện 418m2. Diện tích khuôn viên 2350 m2 (Chùa có đất cúng dường ban đầu là 2000 m2, sau đó mua thêm 235 m2 đất xung quanh).

Nếu nhìn sơ qua bạn sẽ nghĩ đây là một ngôi chùa Khmer Nam Tông có phần hoành tráng. Tuy vậy bạn sẽ bất ngờ khi biết hệ phái tu học ở đây là Phật giáo Nguyên Thủy và kiến trúc có phần khác biệt với các chùa người Khmer miền Tây Nam bộ.

Cổng chùa

Cổng chùa là cổng tam quan (1 cửa chính và 2 cửa phụ 2 bên). Ở giữa mái là bảng hiệu tên: CHÙA BỬU PHÁP. Ở trên là dòng chữ nhỏ: GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM. Mái ngói âm dương trên 3 cổng được sơn màu đỏ. Ở trên mái cổng chỉnh là điêu khắc hình tượng lưỡng long tranh châu. Trái châu chính giữa là hình tượng bánh xe pháp luân. Ở mái 2 cổng phụ còn lại là điêu khắc hình 1 con rồng. 2 bên cổng chính có khắc 2 câu đối.

Cổng tam quan chùa Bửu Pháp Cần Thơ
Cổng tam quan chùa Bửu Pháp Cần Thơ

Cổng phụ bên trái còn khắc hình bàn tay bồ tát nâng bánh xe pháp luân. Bên phải là hình tượng Phật Đà phía sau cuốn sách khắc 2 chữ Pháp Bảo.

Một ký hiệu Phật giáo trước cổng chùa (Nó cũng được khắc trên phần đỉnh mái)
Một ký hiệu Phật giáo trước cổng chùa (Nó cũng được khắc trên phần đỉnh mái)

Bên cổng phụ bên phải có khắc bảng địa chỉ 90/2/28. Ở giữa cổng sắt ở dưới có khắc hình chữ Phật bằng chữ Hán.

Bảng địa chỉ chùa Bửu Pháp Cần Thơ
Bảng địa chỉ chùa Bửu Pháp Cần Thơ

Mặt sau của cổng ghi lại năm trùng tu theo phật lịch và dương lịch, ngoài ra cũng có khắc một số ký hiệu Phật giáo ở bên trên cổng.

Mặt sau cổng tam quan chùa Bửu Pháp ghi lại năm trùng tu gần nhất
Mặt sau cổng tam quan chùa Bửu Pháp ghi lại năm trùng tu gần nhất

Khuôn viên sân

Bên trái cổng chùa là một tiểu cảnh Phật Thích Ca giảng đạo 5 vị Trần Kiều Như.

Mô phỏng khung cảnh Phật giảng đạo 5 vị Trần Kiều Như
Mô phỏng khung cảnh Phật giảng đạo 5 vị Trần Kiều Như

Bên phải là hình tượng Phật ngồi dưới gốc bồ đề thành đạo.

Mô phỏng đức Phật thành đạo dưới cây bồ đề
Mô phỏng đức Phật thành đạo dưới cây bồ đề

Phía sau tượng Phật đó là ngôi nhà đựng tro cốt của Phật tử.

Bên trong nhiều vách cất chứa tro cốt và có bàn thờ Phật (Phật Thích Ca ở giữa và Địa Tạng Vương ở 1 bên, vì là Nam Tông nên vẫn lấy Phật Thích Ca là chủ đạo).

Bàn thờ Phật Thích Ca và Địa Tạng Vương ở nhà chứa tro cốt chùa Bửu Pháp
Bàn thờ Phật Thích Ca và Địa Tạng Vương ở nhà chứa tro cốt chùa Bửu Pháp

Đi thẳng vào lối đi bên phải Chánh Điện là khoảng sân với tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn với tư thế nằm. Gần đó là nơi thờ tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát.

Khu vực Quan thế âm Bồ Tát chùa Bửu Pháp Cần Thơ
Khu vực Quan thế âm Bồ Tát chùa Bửu Pháp Cần Thơ

Vậy tại sao chùa Bửu Pháp là Nam Tông (Thường chỉ thờ duy nhất Phật Thích Ca) lại đi thờ Quan Thế Âm Bồ Tát?

Để trả lời cho câu hỏi này, tác giả đã hỏi một vị sư tu đạo trong chùa, câu trả lời cũng khá đơn giản. Chùa hình thành là nhờ vào công sức các vị hương thân, Phật tử xung quanh. Nhiều người đã “năn nỉ” trụ trì quyết tâm xây dựng nơi thờ Quan Âm Bồ Tát ở chùa. Vậy là chùa Bửu Pháp có 2 tượng Quan Âm Bồ Tát thờ tự. Và nó cũng là chùa theo hệ phái nguyên thủy của Nam Tông duy nhất ở Việt Nam có thờ tượng Quan Âm Bồ Tát.

Thẳng tiếp vào bên trong là 1 tháp mộ của cố trụ trì chùa Thích Ngọc Bửu.

Mộ cố trụ trì Thượng tọa Thích Ngọc Bửu ở chùa Bửu Pháp Cần Thơ
Mộ cố trụ trì Thượng tọa Thích Ngọc Bửu ở chùa Bửu Pháp Cần Thơ

Cạnh bên là một mô phỏng vườn Lâm Tỳ Ni và khung cảnh đức Phật ra đời.

Tiểu cảnh vườn Lâm Tỳ Ni ở chùa Bửu Pháp Cần Thơ
Tiểu cảnh vườn Lâm Tỳ Ni ở chùa Bửu Pháp Cần Thơ

Phía sau đó là nhà vệ sinh, trên tường là một bức vẽ lớn khung cảnh một cô gái mặc áo dài bước qua cây cầu gỗ màu đỏ.

Bức tranh được vẽ lên tường
Bức tranh được vẽ lên tường

Bên trái của chánh điện là nơi sinh hoạt: nhà ở, nhà bếp,… của các sư.

Chánh điện chùa Bửu Pháp

Chánh điện chùa có 2 tầng. Màu chủ đạo là vàng và đỏ gạch.

Chánh điện chùa Bửu Pháp Nam Tông Cần Thơ
Chánh điện chùa Bửu Pháp Nam Tông Cần Thơ

Mái ngói chánh điện có tam cấp. Mỗi đỉnh mái đều có khắc một hình rồng. Ở gần cuối phần mái đỉnh có một đỉnh tháp xây dựng thẳng lên trên. Ở đỉnh là một bảo tháp nhiều tầng đặt trên bệ sen. Bệ sen đặt trên một chiếc chuông úp. Chiếc chuông đặt trên một bệ đá nối với mái.

Mái 3 tầng chùa Bửu Pháp
Mái 3 tầng chùa Bửu Pháp

Phần chánh điện cao hơn mặt đất khoảng 3m. Nếu nhìn không kỹ bạn sẽ nhầm chánh điện có 3 tầng, nhưng thật sự chỉ có 2 mà thôi, tầng dưới chỉ được xem là tầng hầm. Phía dưới có một cầu thang dẫn lên tầng đầu tiên. 2 thành cầu thang điêu khắc hình rồng.

Hai con rồng được thỉnh từ Huế về, do 1 nghệ nhân ở Đà Nẵng điêu khắc. Đá là một loại hoa cương mắc tiền.

Một Phật tử thường làm công quả ở chùa kể lại.

Giữa tầng 1 và tầng 2 là nhiều hình tượng điêu khắc chim thần nâng đỡ. Trên lan can mỗi tầng đều khắc nhiều hoa sen màu hồng nối tiếp nhau. Ở giữa mái cấp 1 (Trong 3 cấp) là 1 tượng Phật Thích Ca ngồi trên đài sen.

Tầng dưới

Tầng dưới có bàn thờ Thích Ca lớn ở giữa, 2 bên có hương án của cố trụ trì chùa.

Tầng dưới Chánh điện chùa Bửu Pháp
Tầng dưới Chánh điện chùa Bửu Pháp

Góc bên phải là một bàn thờ cầu siêu.

Một bàn thờ trong chùa Bửu Pháp
Một bàn thờ trong chùa Bửu Pháp

Ở trên trần là những bức vẽ cuộc đời đức Phật. Điều thú vị là ở chùa Bửu Pháp có đề nhiều câu đối khá hay về Phật pháp bằng chữ đỏ.

Những câu thơ về Phật pháp được khắn lên tường Chánh điện chùa Bửu Pháp
Những câu thơ về Phật pháp được khắn lên tường Chánh điện chùa Bửu Pháp

Phía sau Chánh Điện là một khu vực thờ một số tăng ni ở chùa.

Bàn thờ Ni sư Thích nữ Pháp Hoa phía sau chánh điện chùa Bửu Pháp
Bàn thờ Ni sư Thích nữ Pháp Hoa phía sau chánh điện chùa Bửu Pháp

Tầng trên

Tầng trên cùng có một tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao bằng người thật khoác kim bào trước cửa.

Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đặt ở trước chánh điện tầng trên chùa Bửu Pháp
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đặt ở trước chánh điện tầng trên chùa Bửu Pháp

Bên trong là bàn thờ Phật Thích Ca. Phía sau có mô phỏng hình cây bồ đề. Phía trước bàn thờ là bộ bàn ghế dùng để tiếp khách quý.

Tầng trên chánh điện chùa Bửu Pháp
Tầng trên chánh điện chùa Bửu Pháp

Bên trên trần nhà cũng là các hình vẽ về cuộc đời đức Phật và nhiều câu thơ về Phật pháp.

Những bức vẽ trên trần nhà kể về cuộc đời đức Phật của chùa Bửu Pháp Cần Thơ
Những bức vẽ trên trần nhà kể về cuộc đời đức Phật của chùa Bửu Pháp Cần Thơ

Bên ngoài là hành lang nhìn ra khung cảnh thành phố.

Hành lang tầng trên chùa Bửu Pháp
Hành lang tầng trên chùa Bửu Pháp

Đặc biệt có 1 điều thú vị là bên trong chùa có cả thang máy.

Bên trong chùa Bửu Pháp có cả thang máy
Bên trong chùa Bửu Pháp có cả thang máy

Giải thích về kiến trúc chùa Nam Tông nhưng không phải chùa Khmer của Bửu Pháp

Nếu là người có tìm hiểu về chùa Khmer, bạn sẽ bất ngờ là chùa tuy học theo Nam Tông nhưng kiến trúc không đặc trưng như người Khmer. Hình tượng chim thần, rắn naga hay các mộ, tháp khác biệt hoàn toàn hoặc bị lược bỏ.

Chi tiết đường nét kiến trúc chùa Bửu Pháp
Chi tiết đường nét kiến trúc chùa Bửu Pháp

Mình xin giải thích sơ lược rằng chùa Bửu Pháp tuy tu theo Nam Tông nhưng thuộc hệ phái Phật Giáo Nguyên Thủy (Tên gốc là Theravāda). Riêng Nguyên Thủy ở đây không có nghĩa nó có nguồn gốc từ nguyên thủy (Nó cũng chỉ là hệ phái chi nhánh); mà hàm ý là tu học từ cái nguyên thủy của Phật giáo.

Phật giáo Nguyên Thuỷ là dùng để phân biệt với Phật Giáo khác, khác ở đây là Phật Giáo có sự tiếp nhận của văn hoá địa phương. Phật Giáo Nguyên Thuỷ là Phật Giáo Nam Tông (truyền đạo từ phương Nam) nó bắt đầu từ những lời truyền đạo của Tất Đạt Đa. Nó trường tồn theo thời gian và không bị đồng hoá bở các văn hoá địa phương Khi Đức phật nhập niết bàn, các đệ tử đã họp lại với nhau và chia nhau ra truyền đạo. Buổi họp này người ta gọi là Đại Tập Kết lần thứ I. Phật giáo trong giai đoạn này là Phật Giáo, không chia thành các nhánh. 100 năm sau, các đệ tử và Trưởng lão đã họp lần thứ II để giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm. Và lúc này có 2 luồng ý kiến: 1. Những lời rao giảng của Đức Phật là bất biến, là trường tồn. Không được thay đổi cho dù bất kể ở nơi đâu, ở giai đoạn nào 2. 100 năm đã trôi qua, thế giới có nhiều thay đổi, một số nội dung của Đức Phật hiện đã không còn chính xác, vả lại văn hoá của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đã khiến cho Phật Giáo thay đổi ít nhiều. Phải thay đổi để thích nghi hơn, không thể cứ bám mãi vào 1 lời nói cách đây 100 năm được. Vả lại thời xưa không có giấy viết, việc truyền đạo chủ yếu là truyền miệng nên mỗi vùng miền sẽ có sự khác nhau. Người ta gọi nhóm này là nhóm Phật giáo cải cách (phật giáo tiến bộ, Phật giáo Bắc tông…) Kể từ kì Đại Tập kết lần thứ II đã chia phật giáo làm 2 nhánh, rồi Đại tập kết lần thứ III, vua Asuka đã chia Phật Giáo thêm nhiều nhánh nữa. cho đến tận bây giờ vẫn thế. Phật Giáo Nguyên Thuỷ chính là Phật Giáo Nam Tông, và cũng chính là tôn giáo chính của người Kh’me.

Anh Nguyễn Quốc Thắng – Cựu sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn và có khoảng 15 năm kinh nghiệm làm du lịch.

Đường đi đến chùa Bửu Pháp Cần Thơ

Chùa Bửu Pháp nằm ở trung tâm thành phố Cần Thơ, trong con hẻm ở trên đường Hùng Vương. Chùa nằm gần trung tâm thương mại Vincom Hùng Vương và gần PCCC TP. Cần Thơ. Nhìn vào địa chỉ 90/2/28 bạn cũng sẽ cảm nhận chùa khá khó tìm. Tuy nhìn thấy chùa ngay từ trong hẻm (Chùa khá to) nhưng không dễ đi tới được cổng chùa (2 bên chùa và phía sau là lối kín không vào chùa được).

Bạn nên đi con hẻm vào Hồng Đức Honda (Đối diện PCCC TP. Cần Thơ). Đi thẳng vào tầm 300-400m và quẹo trái vào 1 con hẻm là đến được chùa.

Bảng hiệu chùa Bửu Pháp Cần Thơ
Bảng hiệu chùa Bửu Pháp Cần Thơ

Số điện thoại: +842923828630.

Địa chỉ: 90/2/28 Hùng Vương, An Cư, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Google Maps: https://goo.gl/maps/8ExBnfdKUZJbs7zZ6

Đánh giá của khách tham quan về chùa

Bạn Vũ Quang đánh giá 5/5: “Phật Giáo Nam Tông chỉ tôn thờ duy nhất là Đức Phật Thích Ca , nhưng sao trong chùa có chỗ thờ Đức Bồ Tát Quan Âm vậy ạ ?”.

Nhìn ra bên ngoài từ tầng trên chánh điện chùa Bửu Pháp
Nhìn ra bên ngoài từ tầng trên chánh điện chùa Bửu Pháp

Bạn MH Thai đánh giá 5/5: “Chùa đang xây dựng, kiến trúc đẹp, không gian rộng rãi, thoáng mát.”

Đánh giá khách tham quan về chùa Bửu Pháp ở Cần Thơ
Đánh giá khách tham quan về chùa Bửu Pháp ở Cần Thơ

Đánh giá cá nhân tác giả bài viết về chùa Bửu Pháp

Chùa có kiến trúc khá hoành tráng, nhìn từ ngoài bạn sẽ nghĩ đây chỉ là ngôi chùa khmer như bao ngôi chùa khác. Nhưng bạn sẽ ngạc nhiên nhìn vào các chi tiết lạ lẫm. Chùa hình thành từ hệ phái Phật Giáo Nguyên Thủy. Tuy vậy ngoài nét lạ lẫm đó thì việc chùa Nam Tông lại có thờ Quan Thế Âm Bồ Tát càng khiến chúng ta ngạc nhiên hơn (Quy tắc chùa Nam Tông chỉ thờ Phật Thích Ca).

Tuy vậy nó cũng phản ánh rõ hơn cái nét văn hóa trong tư tưởng thờ tự và tôn giáo của người miền Tây. Nét phóng khoáng, dễ dãi của người miền Tây. Thêm vào đó là cái suy nghĩ thờ ai, tôn giáo nào không quan trọng, quan trọng hơn là người đó có linh thiêng hay không. Đặc trưng đó cũng dễ hiểu vì miền Tây được khẩn hoang trễ hơn, những chùa chiềng cũng không phổ biến như đình miếu. Ngay cả những ngôi chùa đầu tiên của thị xã Cần Thơ trước đây như chùa Nam Nhã cũng là nơi thờ Thần Phật hỗn tạp, mục đích chủ yếu cũng là cầu cúng điều gì đó hơn là tu Phật.

Bia ghi lại quá trình đức Phật thành đạo
Bia ghi lại quá trình đức Phật thành đạo

Lịch sử chùa Bửu Pháp Cần Thơ

Chùa Khmer Bửu Pháp là ngôi chùa Nam Tông, tuy vậy nó không nằm cùng hệ phái các chùa Khmer khác tại Cần Thơ. Hệ phái tu học của chùa Bửu Pháp là Theravāda (Hay còn gọi Phật giáo Nguyên Thủy).

Bàn thờ nhỏ nằm gần bàn thờ Phật Thích Ca ở tầng trên Chánh điện
Bàn thờ nhỏ nằm gần bàn thờ Phật Thích Ca ở tầng trên Chánh điện

Năm 1963 chùa được xây dựng và do Hòa thượng Pháp Chơn làm viện chủ. Mảnh đất 2000 m2 do Phật tử Trần Thị Sên (Pháp danh Giác Hiền) cúng dường tam bảo. Ban đầu chùa được xây dựng bằng lá đơn sơ.

Năm 1969 chùa trùng tu xây lại Chánh điện khang trang hơn.

Năm 2004 chùa lập ban hộ tự do ông Phạm Văn Phương làm trưởng ban.

Năm 2006 chùa được chính thức công nhận Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Năm 2012 thành lập ban trụ trì do Đại Đức Ngọc Hưng làm trưởng ban, Đại Đức Trí Bình làm phó ban.

Năm 2015 chùa xây dựng lại Chánh điện với 2 tầng khang trang với kinh phí 7,5 tỷ đồng.

Bảng ghi thời điểm khởi công xây dựng chánh điện chùa Bửu Pháp Cần Thơ
Bảng ghi thời điểm khởi công xây dựng chánh điện chùa Bửu Pháp Cần Thơ

Các đời trụ trì chùa Bửu Pháp

  • Hòa thượng Thích Pháp Chơn: năm 1963 – 1989.
  • Đại Đức Ngọc Bửu: 2006 – 2012.
  • Đại Đức Ngọc Hưng: 2012 – nay.
Chùa Bửu Pháp 2 tầng 3 mái
Chùa Bửu Pháp 2 tầng 3 mái

Các hoạt động ngày lễ hội chùa Bửu Pháp

Mỗi tháng có 2 ngày lễ sóc vọng, cúng dường Phật, tổ chức sám hối vào 14, 30. Các ngày lễ lớn như mùng 1, rằm tháng giêng, tháng 4, tháng 6, tháng 7, tháng 10 có tổ chức cúng dường Phật, thuyết pháp, bát hội. Ngày 16/9 hằng năm làm lễ dâng y. 

Tìm hiểu thêm về các ngôi chùa Nam Tông khác tại Cần Thơ: