Hình ảnh xưa Vĩnh Long là những tư liệu quý hiếm về những hình ảnh người Pháp và Mỹ lưu lại về một vùng đất trù phú này. Những tư liệu nổi bật về khung cảnh làng quê, những nét kiến trúc nhà xưa, cơ quan hành chính, trang phục người An Nam xưa,… Gần như đây là những tư liệu hiếm để kết nối giữa lịch sử xưa và nay. Dự án ảnh xưa là một trong những dự án lưu trữ tư liệu xưa miền Tây của kênh Miền Tây có gì.
Hình ảnh Pháp chiếm tỉnh Vĩnh Long
Nam Kỳ thuộc Pháp – Ngài Phan-tân-giang, Tổng kiểm duyệt Vương quốc An Nam và Tổng trấn 3 tỉnh Nam Kỳ thuộc Hạ Nam Kỳ đến trình và giao chìa khóa thành Vĩnh-Long cho Phó đô đốc Grandière, thống đốc và tổng tư lệnh. (Từ bức vẽ của M. Amirault, trung úy, do M. E. Faucon truyền đạt.)
Ngày 20 tháng 6 năm 1867, Pháp đánh chiếm Vĩnh Long (vốn đã được trao trả triều đình Huế ngày 25 tháng 5 năm 1863), yêu cầu ông gửi mật thư cho thủ thành An Giang và Hà Tiên buông súng đầu hàng. Trước sức mạnh áp đảo của Pháp về mặt quân sự, biết thế không thể giữ nổi, nên để tránh đổ máu vô ích, Phan Thanh Giản đã quyết định trao thành, không kháng cự, với yêu cầu người Pháp phải bảo đảm an toàn cho dân chúng. Thế là chỉ trong 5 ngày (20-24 tháng 6 năm 1867), Pháp chiếm gọn ba tỉnh miền Tây không tốn một viên đạn. Sau khi thành mất, Phan Thanh Giản gói mũ áo, phẩm hàm, kèm theo sớ tạ tội và gửi về triều. Song chờ nửa tháng vẫn không thấy triều đình hồi âm. Lo lắng rồi thất vọng, Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự sát vào nửa đêm ngày 5/7 năm Đinh Mão, tức 4/8/1867, hưởng thọ 72 tuổi.
Wikipedia
CORRESPONDANCE: Thư tín việc chiếm giữ 3 tỉnh Nam Kỳ, trong đó có Vĩnh Long.
On nous écrit de Saigon:
Le Moniteur a annonré que l’amiral ministre de la
marine et des colonies avait reçu du vice – amiral de
la Grandière des dépêches confirmant la prise de pos-
sesir)n des trois provinces occidentales de la basse
Cochinchine.
Nos troupes ont occupé sans coup férir les villes de
Vinh-Loog, Sadec, Chaudoc et Hatien, dont les manda-
rins nous ont ouvert les portes avec l’adaésion unanime
des populations, à la suite d’une démarche faite auprès
de M. le vice-amiral de la Grandière par S. E. Phan-
tan-giang, grand censeur du royaume d’Annam, et par
le gouverneur général des trois provinces. –
Les autres points stratégiques de la basse Cochinchine
ont été occupés sans résistance et nous sommes aujour-
d’hui, par suite de cette importante conquête, maîtres
incontestés de tout ce riche delta du Cambodge, le plus
beau et le plus fertile qu’il y ait au monde.
La gravure publiée par h Monde tll siré représente
l’aspect. du port de Vinh-Long, au moment où S. E. Phan-
tan-giang, ancien ministre de la cour de Hué, et le gou-
verneur général des trou provinces annamites viennent
faire leur soumission et remettre à M. le vioe-amiral
de la Grandière, gouverneur et commandant en chef,
à bord de son yacht l’Ondine, les clés de la citadelle de
Vinh.Long. E. DE GERFAUT.
Hiện nay Vĩnh Long ngoài tên đường thì cũng có các tượng đài Phan Thanh Giản để ghi công ông. Ông đã giúp miền Nam tránh được cuộc chiến có thể khiến nhiều người chết. Nếu so về nét tương quan lực lượng, nếu ông vẫn cố gắng chiến đấu thì quân đội Pháp gần như cũng dễ dàng tiêu diệt quân đội nhà Nguyễn bấy giờ. Bên cạnh đó cũng gây ra nhiều cái chết của người dân vô tội, ông đã đưa ra yêu cầu đầu hàng là quân Pháp không được giết hại dân thường và người Pháp đã đồng ý.
Phan Thanh Giản đã tổ chức lễ hội tiếp đón quân Pháp.
Dấn ấn người Pháp để lại miền Nam là khá nhiều với hàng chục năm chiếm đóng nơi đây.
Đây là một trong những hình ảnh quý hiếm về một quan tòa xét xử thời Pháp thuộc của Việt Nam.
Dự án phục dựng nếp sống Mekong xưa của người Pháp năm 1895-1896
Năm 1895 – 1896, người Pháp đã cho sưu tầm những bức ảnh về nếp sống, văn hóa của xứ Đông Dương (Cochinchine).
Hình ảnh Vĩnh Long xưa
Bên trái là rạch Long Hồ, qua phải là Bảo tàng Vĩnh Long ngày nay. Kế đến là rạch Cái Ca với cầu Cái Ca và cầu Lộ.
Thời chiến tranh Việt Nam, việc xuất hiện các chiếc trực thăng trên không phận Việt Nam là không quá hiếm hoi.
Những bức không ảnh về Việt Nam cũng xuất hiện nhiều hơn sau những chuyến đi của những phóng viên Mỹ.
Hình ảnh miền Tây và Vĩnh Long khá gắn liền với những con thuyền, nhà ven sông và những con sông rạch.
Cảnh nhộn nhịp ở chợ Vĩnh Long khiến ta hình dung về thời kỳ xưa dễ dàng hơn. Đặc biệt là nếp sống, sinh hoạt thường ngày cũng như trang phục người Vĩnh Long trước năm 1975 như thế nào.
Chùa Bà ở Vĩnh Long mang đậm nét ảnh hưởng người Hoa.
Một cổng chào kiêm chốt kiểm soát ở địa phận Vĩnh Long.
Sự nhộn nhịp và những tư liệu đáng quý về một thành thị nổi bật của miền Tây lúc bấy giờ.
THÁP PHAN THANH GIẢNTrước năm 1975 khi bắt đầu vào trung tâm thành phố Vĩnh Long, du khách bắt gặp ngay ngọn tháp nằm sừng sững ở ngả ba Nguyễn Huệ, tục gọi là ngả ba Cần Thơ. Trên ngọn tháp bốn mặt du khách đều nhìn thấy một hàng chữ Hán, nằm dọc từ trên xuống dưới: “Tiền Triều Đại Thần Phan Thanh Giản”Tên một vị quan Kinh Lược Sứ đất Nam Kỳ của triều Nguyễn, luôn luôn trung thành với chủ nghĩa: “Trung Thần Bất Sự Nhị Quân”, thành mất uống thuốc độc tự tử theo thành. Đó là tháp Phan Thanh Giản.
Trước kia tại ngã ba trên đường Phan Thanh Giản và phía trước mặt Tòa Hành Chánh tỉnh Vĩnh Long, có một bức tượng bằng đồng đen, được dựng lên để dân chúng ngưởng mộ. Đó là di ảnh bán thân của quan Kinh Lược Sứ Nam Kỳ Phan Thanh Giản. Bức tượng nầy hình một cụ già với gương mặt xương xương, đầu đội mảo cánh chuồn, râu dài, mình mặc áo đại triều đang vui vẻ nhìn cảnh sinh hoạt tấp nập của đàn cháu hậu sinh. Hình ảnh đó đã tượng trưng cho tinh thần bất khuất trước kẻ xâm lăng của người dân đất vĩnh nói riêng, và dân tộc Việt Nam nói chung.
Sau biến cố Tết Mậu Thân, bức tượng đồng đen đó đã được di chuyển về thờ tại Văn Thánh Miếu, nằm trên đường Vĩnh Long sang Vĩnh Bình. Thay vào đó bằng một ngọn tháp được dựng lên tại ngã ba Nguyễn Huệ, nằm trên quốc lộ 4. Tháp Phan Thanh Giản từng là một danh lam thắng cảnh của miền quê hương đất Vĩnh.
Ngọn tháp hình khối tháp tứ diện: Đáy to đỉnh nhỏ, kiến trúc theo lối những kim tự tháp của Cổ Ai Cập. Bốn mặt đều quay ra đường lộ. Từ đàng xa phía cầu Tân Hữu, cầu Tân Bình hoặc dốc cầu Lộ mọi người đều nhìn thấy bóng dáng của ngọn tháp. Mặt tháp về phía đại lộ Nguyễn Huệ có gắng hai tấm bia bằng đá cẩm thạch vân trắng. Một tấm ghi chức tước, một tấm ghi sơ lược về tiểu sử cụ Phan Thanh Giản.
Quanh ngọn tháp có một vòng rào bằng những trụ xi măng màu xám xịt, hình những khẩu đại bác thuở xưa. Kiểu súng nầy hiện nay còn hai khẩu để tại Văn Thánh Miếu Vĩnh long. Một di tích vũ khí của triều Nguyễn còn sót lại.Tháp Phan Thanh Giản bị đập bỏ vào tháng 5-1975
Nhà hàng ven sông là một nơi nổi tiếng và được khá nhiều người Pháp ưa chuộng. Ở đây phục vụ các món ăn phù hợp khẩu vị và có view sông đậm nét một vùng đất ĐBSCL. Nhà hàng này là một hình ảnh Vĩnh Long xưa khá đặc trưng.
Một số phong cảnh sinh hoạt khác ở Vĩnh Long từ ngoại thành đến nội thành trước năm 1975.
Những ngôi nhà ven quốc lộ là một trong những tư liệu quý hiếm về nét kiến trúc nhà của những người dân ngoại ô. Những gia đình có nếp sống bình thường và đa phần là những ngôi nhà lá không cầu kỳ về kiến trúc.
Khung cảnh những chuyến xe bus xưa ở Vĩnh Long và tuyến đường đi Sài Gòn bấy giờ. Chắc chắn hình ảnh những chiếc Lambro luôn đậm dấu ấn trong tâm trí nhiều người thế hệ trước đây.
Nơi đây có thể là phi trường sân bay Vĩnh Long.
Hình ảnh công trình nhà nước tại Vĩnh Long trước 1975
Vĩnh Long không phải là một tỉnh thành trung tâm của ĐBSCL nhưng nó là bước đệm giữa các tỉnh miền Tây với nhau. Những côn trình nhà nước trước năm 1975 vừa mang dấu ấn kiến trúc độc đáo, và một số công trình mang cả dấu ấn chiến tranh rõ rệt.
Một dấu ấn đậm nét chiến tranh. Trên tường là rất nhiều vết đen do đạn bắn.
Ty cảnh sát quốc gia tỉnh Vĩnh Long thập niên 1960s Ty cảnh sát quốc gia Vĩnh Long thập niên 1960s
Hình ảnh Nhà thờ Chánh tòa tỉnh Vĩnh Long xưa
Hình ảnh cổng trước nhà thờ Chánh tòa tỉnh Vĩnh Long.
Hình ảnh phi trường Vĩnh Long
Phi trường Vĩnh Long là căn cứ địa quan trọng, đây là điểm trung chuyển khá nhiều hậu cần và quân đội ở miền Nam. Trong trận đánh năm 1968, căn cứ địa này trở thành mục tiêu hàng đầu trong việc giao tranh giữa các bên.
Chuyến thăm của bà đệ nhất phu nhân Mrs Nhu VNCH đến Vĩnh Long
Madame Nhu là môt người đàn bà thép với tiếng nói chính trị cực kỳ cao ở VNCH lúc bấy giờ. Bà Nhu là vợ của em trai ông Ngô Đình Diệm – ông Ngô Đình Nhu. Vì ông Diệm chưa có vợ nên bà xem như là đại diện Đệ Nhất Phu nhân của Tổng thống VNCH bấy giờ. Quý Bà Rồng là biệt danh mà người ta đặt tên cho bà.
Tên thật của Mrs Nhu là Trần Lệ Xuân (Bà sinh năm 1924). Bà sinh ra trong một gia tộc giàu có ở Hà Nội và có bề thế liên quan đến hoàng gia. Bà cũng là có học vấn cao khi du học ở Pháp.
Quý Bà Rồng nổi tiếng với những âm mưu và việc điều phối các mối quan hệ giữa Mỹ và chế độ VNCH bấy giờ. Bà được xem là người đẩy sự xa cách của chế độ VNCH với Mỹ.
Tuy vậy bà là một thỏi nam châm thu hút với cánh truyền thông thế giới. Một người phụ nữ quyền lực, luôn thu hút báo giới bởi sự sắc sảo trong nét đẹp và cách xử lý các câu chuyện. Thời trang của bà cũng được xem là đi đầu thời đại, chính bà đã lăng xê mốt áo dài cách tân và khiến nó phổ cập như bây giờ.
Việc thăm Vĩnh Long của bà được xem là chuyến thăm cấp cao và gây nhiều sự chú ý bấy giờ.
Năm 2011 bà qua đời ở Rome (Italia), xem thêm: những đánh giá của New York Time về Madame Nhu.
Hình ảnh bản đồ Vĩnh Long xưa
Hình ảnh xưa Vĩnh Long không thể không có những hình ảnh bản đồ quy hoạch tỉnh. Đây là những tư liệu quý giá, cho chúng ta nhìn lại lãnh thổ Vĩnh Long thuộc khu vực ĐBSCL trước đây. Đây là những tư liệu quý giá trong bộ ảnh xưa ở Vĩnh Long.
Môt tấm bản đồ đơn giản được vẽ từ năm 1885, thời kỳ Pháp thuộc của Việt Nam.
Năm 1966, bản đồ Vĩnh Long được vẽ ra chi tiết và có chú thích rõ ràng với độ scale là 1:1100.000.
Khi ấy bản đồ có nhiều phiên bản khác nhau về kích thước và cũng được tái bản nhiều lần.
Nhiều phiên bản có chú thích chỉ dẫn chi tiết các kiến trúc trung tâm. Đây là những bản đồ quý giá và có tấm quan trọng cao. Hãy thử tưởng tượng trước đây người dân chỉ có thể dùng bản đồ để xác định đường đi. Chúng ta không hề có Google Maps hay Apple Maps với định vị trên điện thoại như bây giờ.
Những chú thích có thể dễ dàng nhận ra nhiều con đường và công trình.
Tấm bản đồ năm 1973 nhìn một cách tổng quan và dễ nhìn hơn về hành chính và địa lý của Vĩnh Long.
Xem thêm những tư liệu sưu tầm về hình ảnh xưa ở miền Tây:
Xem thêm về những hình ảnh xưa ở miền Tây: