Tục cúng ghe tàu của người miền Tây có từ thời xa xưa. Xét từ hoàn cảnh với những con kenh ngòi chằng chịch, giao thương đa phần đi đường thủy. Tuy vậy tàu thuyền lớn hoàn toàn không thể băng qua những đoạn đường khó khăn đó, xuồng ba lá trở thành phương tiện di chuyển chủ yếu của người miền Tây. Điều thú vị là những vùng đất bùn lầy, người ta còn có thể “vác” xuồng mà đi qua.
Cặp mắt trước mũi tàu
Nếu xét về hình tượng chiếc ghe xuồng miền Tây, dễ thấy trước mũi thuyền luôn có 1 cặp mắt. Giải thích cho sự việc này là có 2 lý do.
- Mắt thần trấn thủy quái: Cặp mắt này người dân gọi là “mắt thần”, công dụng là trấn tà, trấn các thủy quái để chúng không xâm phạm đến tàu thuyền khi đi qua các vùng đầm lầy xa xôi hay các đoạn sông dữ.
- Hù dọa cá sấu và thủy quái: Cặp mắt sống động như thật tạo cảm giác như chiếc thuyền là một sinh vật sống. Nhưng loài vật thủy quái khi đến gần sẽ bị hù dọa. Cặp mắt luôn mở cũng tạo cảm giác như sự cảnh giác luôn có khi thủy quái đến gần tàu thuyền.
Tục cúng ghe thuyền trong nét văn hóa tâm linh Việt Nam
dưới đất thì có thổ công, dưới sông thì có hà bá
Người miền Tây, hay người Việt Nam đều có nhưng nét tâm linh trong phong tục truyền thống của mình. Từ việc cúng ông bà tổ tiên, hay những lễ hội, thờ Mẫu trong tín ngưỡng. Những tập tục này là truyền thống văn hóa thể hiện nét tôn trọng giá trị của cội nguồn (Khác biệt hành vi mê tín dị đoan).
Người đi ghe thuyền thường cầu mong bình an là chính. Đặc biệt từ thuở mông muội, giao thương ở các đoạn đường sông ngòi kênh rạch hoang vu; chuyện bị thủy quái hay các dòng nước mạnh gây hại có xác suất không hề thấp. Nhiều người cũng cúng váy để cho chuyến đi buôn bán hàng hóa được may mắn, làm ăn thuận lợi.
Nhìn chung, những tập tập cúng bái xuất phát từ yếu tố môi trường khắt nghiệt, những văn hóa lâu đời của người Việt mà hình thành.
Lễ cúng Bà Cậu
Hình tượng Bà Cậu gắn liền khi người dân miền Tây chuẩn bị tàu thuyền đi xa, tục cúng ghe miền Tây gắn liền với việc cúng Bà Cậu
Nguồn gốc Bà Cậu
Theo câu truyện truyền miệng kể lại, Bà Cậu là 1 Bà và 2 Cậu con trai chuyên cứu giúp người khi đi sông nước gặp nạn. Những người này được người dân yêu quý và biết ơn. Sau này để tỏ lòng tri ơn, những người đi thuyền tàu buôn bán trên sông đều cúng bái 3 Bà Cậu này.
Hình tượng “Bà Cậu” còn được người đi ghe xuồng đưa ra nhằm nhắc nhở và cảnh báo, trừng phạt đối với những hành vi, lời nói sai trái, tâm đức không tốt của con người.
Tục cúng Bà Cậu
Thời gian tổ chức cúng Bà Cậu vào ngày 16 và 29 âm lịch mỗi tháng. Đặc biệt khi xuất hành đi xa các chủ ghe tàu đều tránh giờ Mẹo (5h00 – 7h00 sáng) được xem là giờ sinh của Bà Cậu.
Tùy theo đặc điểm riêng, chủ ghe, tàu ngoài việc cúng “Bà, Cậu” tại phương tiện của mình, họ còn tham gia cúng tại các cơ sở thờ tự khác như: lăng, miễu, am thờ… do chính quyền địa phương tổ chức cúng “Bà, Cậu” kết hợp với các lễ hội khác như lễ nghinh Ông ở Sông Đốc (Cà Mau); Gành Hào (Bạc Liêu); Thạnh Hải (Bến Tre); Cái Răng (TP Cần Thơ)… về ngày cúng thì mỗi nơi mỗi khác nhưng về nghi thức cúng bái thì có rất nhiều nét tương đồng. Nhiều địa phương còn tổ chức lễ cúng hàng năm rất hoành tráng thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, thưởng lãm.
Ông Lê Quang Trinh, 88 tuổi, trưởng ban tế tự Miễu bà phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ cho biết “…Lễ hội cúng “Bà, Cậu” tại đây tổ chức rất qui mô, kéo dài 2 đến 3 ngày với nhiều hoạt động lễ, hội và các trò chơi dân gian, tuy rầm rộ nhưng luôn tiết kiệm và không xảy ra nạn mê tín dị đoan…”.
Lễ vật cúng thường tùy theo mục đích vận tải. Nếu là vận tải buôn bán, người ta thường cúng gà, tượng trưng cho việc chạy nhảy may mắn. Nếu là đi ghe thuyền thì cúng vịt, tượng trưng cho việc bơi lợi thuận tiện.
Mâm cúng gồm vịt (gà) luộc với ba chén cháo, một bình trà, một bình rượu và bánh ngọt, có nơi cúng thêm đầu heo, tùy theo kinh tế gia đình. Mâm cúng đặt trước mũi ghe, khi bắt đầu nghi lễ, chủ ghe đốt nhang cầu nguyện việc mua bán, may mắn, sức khỏe…
Cúng ghim lô
Đặc biệt, khi đóng ghe tàu mới, chủ thường cúng “ghim lô” (cúng miếng gỗ đầu tiên của ghe thuyền). Khi cúng ngoài những món ăn rượu thịt, trên mâm còn có 1 miếng vải đỏ để cầu sự may mắn. Miếng gỗ “ghim lô” thường là miếng gỗ tốt nhất, dày hơn miếng gỗ đóng ghe tàu tiếp theo. Đặc biệt, chủ sẽ đóng đinh lên miếng ghim lô để đánh dấu. Sau khi hoàn thành đóng ghe tàu, chủ sẽ thu hồi đinh và xảm vào các miếng gỗ khác tương ứng.
Sau khi hoàn thành, chủ thường mời người thân và hàng xóm đến ăn mừng “tân ghe”, ca hát đờn ca tài tử.
Cúng lên nề
Ngoài ra, khi đem ghe tàu lên bờ để sửa chữa, thay mới người dân cũng làm lễ cúng “lên nề”, nghi thức tương tự việc cúng ghe hàng tháng.
Cúng xuất hàng đầu năm
Tục cúng xuất hàng đầu năm dành cho các thương lái đi ghe tàu, đây là lễ xem là quan trọng của các ghe buôn bán. Đặc biệt, khi làm lễ cúng xong, người chủ ghe phải xuất hành ngay ngày đó. Nếu vì lý do gì đó phải dời lịch lại thì họ phải cho ghe vào bờ và chạy ghe qua lại mâm cúng 3 lần để xin dời lịch.
Xem thêm về: Lễ hội Tổ Cải Lương.
Những “điềm báo” khác
Ngoài các tục cúng ghe miền Tây chúng ta còn một số điềm báo khác. Như khi di chuyển ghe thuyền thì thấy chó lội qua sông, hôm ấy buôn bán sẽ gặp may mắn. Tuy vậy, nếu gặp rắn, ngỗng vịt lội ngang ghe tàu sẽ gặp xui xẻo. Ban đêm, nếu trong ghe tàu hoặc trước mũi ghe tàu có đom đóm thì hôm sau người đi ghe tàu sẽ gặp may mắn. Khi lỡ rớt dao xuống sông, họ cũng phải cố mò tìm lại vì đó là điều cấm kỵ mang đến chết chóc.
Khi đi ghe tàu xuất hành, người ta cũng hay kiêng cữ các từ ngữ bậy và được coi là mang lại điềm gỡ.
Họ tránh dùng những tiếng úp, lật, rơi, rớt, đổ, ngã, sẩy, trở, lăn, té, nhào…
Chủ ghe tàu cũng rất kiêng kỵ người khác sờ vào mắt tàu thuyền của họ. Khi bán ghe tàu, họ cũng không bán đòn dài và máng tát nước, tuy vậy họ có thể đem tặng cho người khác nếu bỏ hẳn nghề đi tàu ghe mua bán.
Xem thêm: Chợ nổi Cái Răng – Nét văn hóa và kinh nghiệm du lịch.