Chùa Nam Nhã Cần Thơ với lịch sử 130 năm. Đây còn được xem là một ngôi chùa linh thiêng, mang nét văn hóa lâu đời và có kiến trúc khá đẹp. Đặc biệt với vị trí ngang đền Bình Thủy và cung đường đi Cồn Sơn, nhà cổ Bình Thủy thì chùa Nam Nhã là điểm du lịch rất “tiện đường” dành cho du khách. Một điểm du lịch Cần Thơ khá thú vị.

Chùa Nam Nhã Cần Thơ
Chùa Nam Nhã Cần Thơ

Đường đi chùa Nam Nhã Cần Thơ

Chùa Nam Nhã cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6km. Nó nằm ngay dưới cầu Bình Thủy. Bạn quẹo phải vào con đường nhỏ cặp bên cầu. Nó nằm bờ kè đối diện cầu Bình Thủy. Tham khảo địa chỉ trên Google Maps.

Giờ mở cửa: Sáng 7h00 – 11h00, Chiều 14h00 – 19h00.

Địa chỉ: 612 Đường Cách Mạng Tháng 8, Bùi Hữu Nghĩa, Bình Thủy, Cần Thơ.

Đánh giá khách tham quan về chùa Nam Nhã

Bạn Nam Truong đánh giá 4/5: “Chùa Nam Nhã nổi tiếng trong vùng với vẻ đẹp của kiến trúc thanh nhã, khung cảnh tĩnh mịch. Trong quá khứ có những hoạt động thúc đẩy nâng cao nhận thức và dân trí cho người dân Nam Bộ. Trở thành một trong những điểm du lịch Cần Thơ quen thuộc đối với du khách.

Lễ Phật
Lễ Phật

Chùa tọa lạc trong khuôn viên rộng rãi, được bao quanh bởi một khu vườn lớn, trải dài ra tận bờ sông Bình Thủy. Trong vườn trồng nhiều cây tùng, cây trắc bá diệp và các cây cổ thụ khác. Đan xen dưới những gốc cây này là những cây kiểng quý, nhiều tuổi, được uốn tỉa công phu.

Vô cực huyền đăng chùa Nam Nhã Cần Thơ
Vô cực huyền đăng chùa Nam Nhã Cần Thơ

Hàng năm, chùa có các kỳ lễ hội lớn như: cúng rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy, rằm tháng Mười và kỷ niệm ngày Phật Đản (Đản sanh). Các lễ hội thực hiện theo nghi thức truyền thống tôn giáo, giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc.”

Chánh điện chùa Nam Nhã nhìn từ phía sau
Chánh điện nhìn từ phía sau

Bạn Phong Tran đánh giá 4/5: “Là một địa điểm tâm linh rất hay, ngoài ra còn là một nơi chụp ảnh rất lý tưởng cho các bạn trẻ.”

Đánh giá chùa Nam Nhã Cần Thơ của khách tham quan
Đánh giá chùa Nam Nhã Cần Thơ của khách tham quan

Tham khảo thêm những điểm du lịch nổi tiếng Cần Thơ và hướng dẫn đi A-Z:

Kiến trúc chùa Nam Nhã

Chùa có diện tích khá rộng và dài ở cặp mé sông Bình Thủy. Chùa có màu chủ đạo là vàng và trang trí thêm cam và đỏ. Trước chùa là hàng rào bằng xi măng dài với 1 cổng chính và 1 cổng phụ. Tuy vậy cổng chính luôn đóng cửa và chỉ mở cổng phụ bên phải.

Ở cổng có 2 câu đối

南地度原人般若琴聲通覺路

雅庭招善客菩提樹影蓋禪門

Tạm dịch:

Nam địa độ nguyên nhân, tiếng đàn Bát Nhã thông cõi giác

Nhã đình mời thiện khách, bóng mát Bồ Đề phủ cửa thiền

Câu đối ở cổng vào
Sân trước chùa Nam Nhã
Sân trước chùa Nam Nhã

Trên cổng chùa có đề tên chùa bằng chữ Hán và chữ Việt là chùa Nam Nhã. Bên trong sân lót gạch tàu. Trước chánh điện là một hòn non bộ lớn che phủ tầm nhìn từ bên ngoài. Xung quanh chùa nhiều cây cổ thụ lâu năm, hoa sen và nhiều cây kiểng khác.

Khung cửa sổ xanh nối qua chánh điện chùa Nam Nhã
Khung cửa sổ xanh nối qua chánh điện

Chánh điện có phần nhìn giống kiến trúc nhà cổ Bình Thủy. Xây cao cách mặt đất khoảng nửa mét và có 2 lối cầu thang đi vào. Mái ngói âm dương và trang trí lưỡng long tranh châu trên đỉnh (Nhìn từ phía sau chùa mới thấy rõ). Cửa vào bằng gỗ và sơn màu xanh. Trang trí bên trên là họa tiết hoa đầy ưu nhã.

Kiến trúc chánh điện chùa Nam Nhã
Kiến trúc chánh điện chùa Nam Nhã

Phía trong có bảng hiệu chữ Hán.

Bảng hiệu chùa Nam Nhã bằng chữ Hán trước chánh điện
Bảng hiệu chùa Nam Nhã bằng chữ Hán trước chánh điện

Bên trong gồm 5 gian phòng. Điện thờ chính thờ Tam giáo Thánh Nhân: Phật Thích Ca, Khổng Tử, Lão Tử).

Điều đặc biệt là ở bàn thờ chính điện có treo ngọn đèn có tên là Vô cực huyền đăng, tức là ngọn đèn Nhiên Đăng luôn thắp sáng, được treo bằng trong một khung tròn, phía trên khung tròn là hình con dơi mang hàm ý chữ Phúc, dưới ngọn đèn đặt một bình tịnh thủy (nước trong), hai bên bình nước là là chiếc đĩa sứ nhỏ xíu đặt trên đế cao. Bình tịnh thủy tượng trưng cho ngôi Thái cực, hai chén nước hai bên là lưỡng nghi (âm dương), với chén cơm ở giữa hợp lại là Tam tài, tượng trưng cho Thiên – Địa – Nhân. Phía trong cùng, dưới các pho tượng là một tấm gương để nhắc tín đồ phải luôn hồi quang phản chiếu.

Tapchitoan.vn
Bàn thờ Tam Thánh Giáo Nhân chùa Nam Nhã
Bàn thờ Tam Thánh Giáo Nhân

Đối diện với bàn thờ Tam giáo Thánh nhân là thờ Long Thần Hộ Pháp và Bùi Hữu Nghĩa (Ông là thầy của người lập ra ngôi chùa Nguyễn Giác Nguyên).

Bàn thờ long thần hộ pháp chùa Nam Nhã
Bàn thờ long thần hộ pháp

Bên dưới bàn thờ Tam giáo Thánh nhân là bàn thờ Ngũ Phương Thánh Thần.

Bàn thờ ngũ phương thổ thần chùa Nam Nhã
Bàn thờ ngũ phương thổ thần

Bên phải của bàn thờ Tam giáo Thánh nhân là lịch đại tổ sư, Quan Thánh Đế Quân, người sáng lập chùa Nguyễn Giác Nguyên (Thái Lão Sư Nguyễn Đạo Cơ).

Bên trái có bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ.

Sau chính điện là một hành lang dài có hai căn phòng tiếp khách. Bên phải và bên trái chùa là 2 dãy nhà lợp ngói gọi là Càn Đạo Đường (dãy nhà Đông Lang) dùng cho nam giới và Khôn Đạo Đường (dãy nhà Tây Lang) dùng cho nữ giới ăn thông với nhà bếp. Và sau chùa là cả một vườn cây ăn trái…

Phía sau ngoài vườn trái cây thì còn thờ cả Quan Thế Âm Bồ Tát. Tượng Quan Âm giữa vườn rau cao khoảng 2m.

Sân vườn sau chùa Nam Nhã
Sân vườn sau chùa Nam Nhã

Lịch sử

Năm 1890 Nguyễn Giác Nguyên (Học trò Bùi Hữu Nghĩa) thành lập một tiệm thuốc Bắc mang tên Nam Nhã Đường. Chùa ban đầu chỉ lợp mái lá đơn sơ.

Kiến trúc cổ với loa phường
Kiến trúc cổ với loa phường

Năm 1895 Đạo Minh Sư (Một chi phái của Phật giáo, thờ Phật nhưng tu tiên theo Đạo giáo và sinh hoạt theo tư tưởng Nho giáo) được du nhập vào Việt Nam. Ông Nguyên đã tiếp thu đạo thống đó và cho đổi Nam Nhã Đường thành một ngôi chùa. Ngôi chùa mang tên Nam Nhã Phật Đường, người dân xung quanh cũng hay gọi chùa Minh Sư.

Tủ sách
Tủ sách

Năm 1917 Nguyễn Giác Nguyên cùng nhiều người chung tay xây dựng trùng tu ngôi chùa.

Khung cửa sổ xanh
Khung cửa sổ xanh

Năm 1923 Chùa được trùng tu hoàn thiện và quy mô như ngày nay.

Tượng thờ Quan Thế Âm Bồ Tát ở sau chùa Nam Nhã
Tượng thờ Quan Thế Âm Bồ Tát ở sau chùa Nam Nhã

Ngoài ra, nơi đây còn là một căn cứ ngầm của những người cách mạng chống Pháp thời bấy giờ. Đặc biệt trên bia di tích trước chánh điện chùa cũng có ghi lại:

Chùa Nam Nhã được xây dựng năm 1895. Từ năm 1905 chịu ảnh hưởng của phong trào Đông Du, truyền thống yêu nước của các vị lão sư và các Phật tử được khởi động.
Chùa trở thành trụ sở kinh tài, ủng hộ học sinh xuất dương du học chống lại chánh sách ngu dân của thực dân Pháp, truyền bá văn thơ yêu nước. Trong những năm khó khăn gian khổ của cách mạng, Đặc ủy Hậu Giang, Xứ ủy Nam Kỳ đã chọn nơi đây làm địa điểm liên lạc với các tổ chức cách mạng trong toàn miền.
Ngày 25 tháng 1 năm 1991, Bộ Văn hóa Thông tin đã ra quyết định công nhận chùa Nam Nhã là Di tích Lịch sử Cách mạng cấp quốc gia.

Bia di tích chùa Nam Nhã Cần Thơ
Bia di tích chùa Nam Nhã Cần Thơ
Bia di tích chùa Nam Nhã Cần Thơ

Đặc biệt bên trong chùa còn lưu giữ gần 100 miếng mộc bản bằng gỗ. Mỗi miếng ghi lại những bộ kinh sách khác nhau. Nghệ nhân phải mất nhiều tháng trời để hoàn thành được những tác phẩm này vào thời xưa.

Video review chùa Nam Nhã Cần Thơ:

Tìm hiểu thêm về những ngôi chùa cực kỳ nổi tiếng khác