Hình ảnh xưa Tiền Giang tái hiện những khung cảnh làng quê, sông nước và những ảnh giá trị lịch sử cao. Những khung cảnh được ghi lại của Tiền Giang đa phần được đánh giá khá cao qua bộ ảnh khu chợ được tác giả người Mỹ chụp lại. Bộ ảnh tái hiện rõ nét khu chợ nhộn nhịp ở Mỹ Tho chuẩn bị đón những ngày Tết nguyên đán năm 1969. Ngoài ra là những khung cảnh sông nước, con đường quốc lộ nối Mỹ Tho – Sài Gòn hay những khung cảnh ấn tượng khác.
Hình ảnh Mỹ Tho – Tiền Giang những năm 1968 – 1969
Hình ảnh Mỹ Tho được 2 tác giả người Mỹ – là nhân viên đại sứ quán Mỹ ghi lại trong chuyến công tác tại đây những năm 1968 -1969. Bộ ảnh được xem là tư liệu hình ảnh xưa Tiền Giang quý hiếm.
Chợ Mỹ Tho những ngày chuẩn bị Tết Nguyên Đán 1969
Những kiến trúc khác ở thành phố Mỹ Tho Tiền Giang xưa
Hai người ở trong một khu nhà ở Đại sứ quán Mỹ Tho trước đây. Đại sứ quán Mỹ Tho nằm ngay trên đường Nguyễn Huệ, ngay gần trung tâm thành phố Mỹ Tho, tỉnh Định Tường (Nay là Tiền Giang).
Đường Nguyễn Huệ trước tòa nhà đại sứ quán Mỹ Tho tháng 12 năm 1968 | Photo by Lance Cromwell Đường Nguyễn Huệ và Đại sứ quán Mỹ Tho tháng 12 năm 1968 | Photo by Lance Cromwell Khu nhà đại sứ quán Mỹ Tho trên đường Nguyễn Huệ tháng 12 năm 1968 | Photo by Lance Cromwell Kiến trúc tòa nhà đại sứ quán Mỹ Tho với những lỗ lớn do bị Rocket bắn vào trước đây Nhiều phòng khác nhau ở bên trong Tòa nhà đại sứ quán Mỹ Tho tháng 12 năm 1968 | Photo by Lance Cromwell Đại sứ quán Mỹ Tho tháng 12 năm 1968 | Photo by Lance Crormwell Bên trong 1 phòng làm việc ở đại sứ quán Mỹ Tho Phòng làm thủ tục ở Đại sứ quán Mỹ Tho Biên dịch viên kiêm nhân viên đánh máy làm việc tại văn phòng trung tâm Phượng Hoàng ở Mỹ Tho cuối năm 1968 Đội trưởng John Kozak và trung sĩ Brian Cunningham của quân đội Mỹ nghỉ ngơi trên tòa nhà Đại sứ quán Mỹ Tho Không gian bên ngoài nhìn từ nhà Đại Sứ Quán Mỹ Tho
Những công trình nổi bật khác ở Mỹ Tho.
Rạp phim Viễn Trường Mỹ Tho năm 1969 Dinh tỉnh trưởng Định Tường năm 1969 | Photo by Lance Nix Bến xe Mỹ Tho năm 1969 | Photo by Lance Nix Khách sạn 1 Mỹ Tho tháng 11 năm 1968 | Photo by Lance Cromwell
Hình ảnh các đại lộ đông đúc khác biệt ở thành phố Mỹ Tho những năm 1968-1969.
Giao thông đông đúc trên đại lộ 5 Hùng Vương tháng 3 năm 1969 | Photo by Lance Nix Khu phố sầm uất ở trung tâm Mỹ Tho năm 1969 | Photo by Lance Nix Nhà thờ Công giáo Mỹ Tho tháng 3 năm 1969 | Photo by Lance Nix Đại lộ Hùng Vương ở Mỹ Tho tháng 3 năm 1969 | Photo by Lance Nix Đường phố Mỹ Tho năm 1969 | Photo by Lance Nix Cảnh phố Mỹ Tho và những đứa trẻ năm 1969 Đại lộ ngã tư Mỹ Tho năm 1969
Điều đặc biệt là những con phố trung tâm ven sông Mỹ Tho khá sầm uất.
Đường sông đến Mỹ Tho năm 1969 Dãy phố dọc bờ sông Mỹ Tho Công viên công cộng mặt tiền sông Cửu Long ở phía Đông Nam Mỹ Tho Dọc con sông ở Mỹ Tho năm 1969
Tôn giáo luôn là một đặc trưng nổi bật, đặc biệt là các kiến trúc Phật giáo, Công giáo và cả Hồi giáo ở Mỹ Tho, Tiền Giang xưa.
Một người phụ nữ chạy xe đạp trước nhà thờ Mỹ Tho Nhà thờ chánh tòa Mỹ Tho năm 1969 Nhà thờ Tín Đức ở Mỹ Tho trên đại lộ đi Đồng Tâm năm 1969
Kiến trúc các ngôi chùa xưa ở Mỹ Tho. Đến nay nhiều công trình vẫn tồn tại và ghi lại nhiều đấu ấn ở Mỹ Tho – Tiền Giang.
- Thông tin Đình Điều Hòa – Địa chỉ Google Maps.
- Thông tin chùa Phổ Đức – Địa chỉ Google Maps.
- Google Maps chùa Chà.
- Thông tin chùa Phật Ấn – Địa chỉ Google Maps.
Điều Hòa Miếu (Dịch theo Hán Việt) Mỹ Tho năm 1969 Chùa Phổ Đức năm 1969 Chùa Chà (Thánh đường Hồi giáo Mỹ Tho) năm 1969 Chùa Bảo Quốc ở Mỹ Tho tháng 1 năm 1969 | Photo by Lance Cromwell Chùa Phật Ấn Mỹ Tho năm 1969 Hình vẽ ở Thánh Tịnh Minh Đức Mỹ Tho tháng 1 năm 1969 | Photo by Lance Cromwell Kiến trúc trên mái ở Thánh Tịnh Minh Đức ở Mỹ Tho tháng 1 năm 1969 | Photo by Lance Cromwell Một ni sư ở chùa Phổ Đức phía Tây Mỹ Tho tháng 1 năm 1969 | Photo by Lance Cromwell
Đạo Cao Đài là nét văn hóa đặc biệt ở Tiền Giang.
Lễ của đạo Cao Đài Thánh Tịnh Minh Đức Mỹ Tho tháng 1 năm m1969 | Photo by Lance Cromwell Lễ cầu khấn của đạo Cao Đài ở Thánh Tinh Minh Đức Mỹ Tho tháng 1 năm 1969 | Photo by Lance Cromwell Kiến trúc đạo Cao Đài đường Ngô Tùng Châu Mỹ Tho tháng 1 năm 1969 | Photo by Lance Cromwell
Một dấu ấn nổi bật khác là nhà cổ của Bạch Công Tử.
Lê Công Phước (1901-1950) là một tay chơi nổi tiếng ở miền Nam những năm của thập niên 1920, 1930. Nổi tiếng với biệt danh Bạch công tử, cùng với Hắc công tử Trần Trinh Huy, Lê Công Phước để lại nhiều giai thoại về ăn chơi hoang phí. Ông còn là người có rất nhiều đóng góp cho nghệ thuật cải lương ở miền Nam khi đó và là một trong số những người chồng của Nghệ sĩ nhân dân Phùng Há.
Wikipedia
Đời sống văn hóa lúc bấy giờ khá đặc biệt, giải bóng đá tập trung nhiều người dân đến xem.
Một khu chợ khác ở Mỹ Tho.
Trên con đường hành quân, 2 tác giả cũng lưu lại những đoạn đường, những khung cảnh trên tuyến đường quốc lộ 1 và ngoại ô Mỹ Tho.
Quân đội đi ngang 1 làng quê Mỹ Tho tháng 11 năm 1968 | Photo by Lance Cromwell Thuyền chiến của quân đội VNCH trên bờ Nam của đảo Dừa (Khu vực Tiền Giang) Con đường đi đến Mỹ Tho với những hàng dừa phủ đầy bụi đất sét Con đường quốc lộ 1 nối Mỹ Tho và Sài Gòn những năm 1969 | Photo by Lance Cromwell Bán khóm dưới trời mưa cho các xe khách di chuyển dọc quốc lộ 1 Bán khóm trên quốc lộ 1 cho hành khách đi xe đò Phong cách thời thượng cao bồi của giới trẻ Việt Nam bấy giờ Xe di chuyển trên cầu Bến Lứt ở Long An đi qua Mỹ Tho Một vụ đụng xe nhỏ ở Đại lộ Mỹ Tho xưa Xe Citroen DS 19 lưu thông trên quốc lộ Xe lưu thông trên Quốc lộ 1 giữa Mỹ Tho và Sài Gòn năm 1969 | Photo by Lance Cromwell Dọc đường đến Mỹ THo vào đầu tháng 11 năm 1968 | Photo by Lance Nix Đường đến Mỹ Tho trên con đường làng tháng 11 năm 1968 | Photo by Lance Cromwell Đoàn xe lambro qua bến phà Chợ Gạo năm 1969 | Photo by Lance Cromwell Những đứa trẻ địa phương ngồi trên xe jeep của nghị sĩ đang chỉ đạo giao thông cho đoàn xe đi qua đây Ngã 3 nối đường Ngô Quyền và Nguyễn Huệ ở Mỹ Tho năm 1968 | Photo by Lance Cromwell Cầu Vôi ở Tân An tháng 8 năm 1969 | Photo by Lance Cromwell Vùng ngoại ô Mỹ Tho Quận Chợ Gạo năm 1969 | Photo by Lance Cromwell Xe kéo Citroen của Pháp để lại khi Pháp chiếm đóng Việt Nam năm 1969 ở Mỹ Tho Một vùng nông thôn gần trung tâm Mỹ Tho năm 1969
A French Renault Galion commercial bus. Đây là loại xe đò Renault Goelette của Pháp chạy tuyến Tân An – Mỹ Tho, rất thịnh hành thời trước 1972 ở Miền Nam. Renault Goelette ra mắt vào năm 1947 tại Pháp với mục đích vận chuyển hàng hóa cho quân đội nước này. Renault Goelette xuất hiện ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1960, chủ yếu phục vụ cho việc chở khách và hàng hóa. Những chiếc Renault Goelette ở Việt Nam chủ yếu thuộc phiên bản Renault Goelette 1400 (ra đời năm 1956). Xe có dung tích động cơ 2.383cc sử dụng dầu hoặc xăng tùy theo phiên bản. Xe có chiều dài cơ sở 4.540cm, rộng 1.920cm và cao 2.250cm.
Ngoài những khung cảnh con đường quốc lộ 1 huyết mạch hay những con đường quê, Mỹ Tho còn nói với nhiều tỉnh bởi con đường thủy.
Một chiếc thuyền đi qua Kinh Chợ Gạo năm 1969 | Photo by Lance Cromwell Quang cảnh sông Mekong ở địa phận Mỹ Tho năm 1969 Chuyến phà Mỹ Tho đi Kiến Hòa tháng 1 năm 1969 | Photo by Lance Nix Bến phà Chợ Gạo qua sông bằng dây treo giữa 2 đầu năm 1969 | Photo by Lance Cromwell Thuyền chở lá Kinh Chợ Gạo năm 1969 | Photo by Lance Cromwell Bến phà ở sông Mỹ Tho tháng 1 năm 1969 | Photo by Lance Nix Thuyền bè gần Kinh Chợ Gạo năm 1969 | Photo by Lance Cromwell Cảnh phía sau chủng viện Mỹ Tho năm 1964 Bến phà Chợ Gạo năm 1969 | Photo by Lance Cromwell Kinh Chợ Gạo năm 1969 | Photo by Lance Cromwell Tàu chở khách ở Kinh Chợ Gạo năm 1969 | Photo by Lance Cromwell Tàu thuyền neo đậu ở Bến Phà Chợ Gạo năm 1969 | Photo by Lance Cromwell Giao thương ở Kinh Chợ Gạo năm 1959 | Photo by Lance Cromwell Những đứa trẻ nô đùa bên Kinh Chợ Gạo năm 1969 | Photo by Lance Cromwell Phà Mỹ Tho đi Kiến Hòa tháng 1 năm 1969 | Photo by Lance Nix Người đàn ông chở nông sản ở Kinh Chợ Gạo năm 1969 | Photo by Lance Cromwell
Một số dấu ấn nhỏ chiến tranh Vietnam war trong bộ ảnh.
Ụ súng trên tàu hải quân Mỹ Tho năm 1969 | Photo by Lance Cromwell Kẽm gai phòng thủ và dàn hoa giấy ở Chợ Gạo năm 1969 | Photo by Lance Cromwell Đồn Đạo Thạnh Mỹ Tho năm 1969 | Photo by Lance Cromwell
Những hình ảnh đời thường vùng quê Mỹ Tho
Khung cảnh đời thường ở Mỹ Tho làm tôi ấn tượng.
Mót cá gần sân bay Bình Đức bằng lưới năm 1969 | Photo by Lance Cromwell Mót cá gần sân bay Bình Đức năm 1969 | Photo by Lance Cromwell 2 vợ chồng mót cá ở một hồ nước sắp khô cạn ở gần sân bay Bình Đức ở Mỹ Tho năm 1969 | Photo by Lance Cromwell Người lính VNCH và vợ vét lưới những con cá cuối cùng trong ao nước mưa đang khô cạn cạnh sân bay Bình Đức phía Tây Mỹ Tho năm 1969
Không ảnh Mỹ Tho năm 1969
Không ảnh con kênh dọc phố Mỹ Tho tháng 12 năm 1968 | Photo by Lance Cromwell Không ảnh bến tàu Mỹ Tho tháng 12 năm 1968 | Photo by Lance Cromwell Không ảnh Mỹ Tho tháng 12 năm 1968 | Photo by Lance Cromwell
Trong chuyến công du tại Việt Nam, Nix cho biết anh được giao nhiệm vụ tổng hợp cho các quan chức liên quan đến Chương trình Phượng hoàng khét tiếng – một sản phẩm trí tuệ của CIA nhằm mục đích ‘vô hiệu hóa’ các chiến binh Việt Cộng và những thường dân khả nghi bằng cách bắt, giết và bị cho là tra tấn họ bởi hàng chục người nghìn.
Nix, 24 tuổi khi mới đặt chân đến Việt Nam, cho biết công việc của anh là ‘làm mọi thứ’ – đưa các quan chức đi khắp nơi, làm nhiệm vụ bảo vệ và thậm chí chạy máy chiếu video trong các cuộc họp tại trụ sở chỉ huy.
“Tôi đã có rất nhiều thời gian rảnh,” Nix nói. “Và vì tôi là thành viên cấp thấp nhất trong cả đội của mình, sĩ quan chỉ huy của tôi cho phép tôi mặc quần áo dân sự để tôi không bị quấy rối.”
Trong chuyến du ngoạn với chiếc máy ảnh Minolta SRT 101 của mình, Nix nói: ‘Hầu hết mọi người đều không biết tôi là phóng viên hay gì đó. Tôi thường là người Mỹ duy nhất xung quanh, điều này có thể nguy hiểm. Nhưng ban ngày khá an toàn. Ban đêm là lúc bạn bắt đầu lo lắng. ‘
‘Phản ứng từ mọi người là một chút của tất cả mọi thứ. Một số người muốn bức ảnh của họ được chụp và sẽ mỉm cười.
Theo quan điểm của Nix, ‘Công dân Việt Nam không thực sự tham gia vào chiến tranh. Về cơ bản họ là những người ngoài cuộc. Họ đã quá quen với việc chiếm đóng, với người Pháp trước chúng ta. Hầu hết công dân chỉ cố gắng sống cuộc sống của họ, hy vọng không bị thổi bay đầu. ‘
Lance Nix trả lời phóng vấn trên Daily Mail
Hình ảnh bản đồ Mỹ Tho – Tiền Giang xưa
Hình ảnh bản đồ qua các giai đoạn lịch sử thể hiện nét hành chính và địa lý của khu vực. Đa phần đây đều là những tư liệu quý hiếm và mang tính chất lịch sử cao.
Từ năm 1679, những người gốc Hoa đã đến và khai phá khu vực này. Họ lập nên Mỹ Tho đại phố từ bấy giờ.
Thời Pháp thuộc (1862-1945), theo Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862, Định Tường cùng với Biên Hòa và Gia Định bị cắt nhượng cho Pháp. Lúc đầu địa bàn tỉnh Định Tường được chia làm 4 hạt Thanh tra, tạm gọi tên theo tên các phủ huyện cũ, sau mới đổi tên gọi theo địa điểm đóng trụ sở. Đó là:
– Hạt Thanh tra Kiến An hay Kiến Hưng, sau đổi là hạt Thanh tra Mỹ Tho.
– Hạt Thanh tra Kiến Hòa sau đổi là hạt Thanh tra Chợ Gạo.
– Hạt Thanh tra Kiến Đăng sau đổi là hạt Thanh tra Cai Lậy.
– Hạt Thanh tra Kiến Tường sau đổi là hạt Thanh tra Cần Lố.
Xem thêm về những hình ảnh xưa ở miền Tây: